Việc đơn giản hóa thủ tục hành không chỉ nâng cao hiệu quả
quản lý, chất lượng phục vụ mà còn đảm bảo quyền lợi cho người dân. Vậy quy định
cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc được quy định như thế nào?
1. Quy định cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc:
Tại Quyết định 06/QĐ-TTg 2022 Đề án phát triển ứng dụng về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia có nêu rõ một trong những nội dung chủ yếu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đó chính là Bộ Công an Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện xây dựng, cung cấp nhóm dịch vụ công: hai nhóm thủ tục hành chính liên thông, đó là: đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử – xóa đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí và những thủ tục hành chính khác có liên quan. Thực hiện theo Đề án, ngày 12/06/2023 Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 976/QĐ-BHXH về quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên thông điện tử là: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi ở trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 06/QĐ-TTg 2022 Đề án phát triển ứng dụng về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia.
Theo đó, từ ngày 01/7/2023 thì người dân có thể thực hiện thủ tục hành chính liên thông điện tử về vấn đề Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, tức là người dân sẽ được thực hiện thủ tục cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc cho trẻ em dưới 06 tuổi.
2. Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc:
Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc được thực hiện như sau:
Bước 1: Người dân (gồm Cha/ mẹ/ người giám hộ/ người thân của trẻ em dưới 6 tuổi) thực hiện việc kê khai đầy đủ, chính xác trong tờ khai điện tử liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đang dưới 6 tuổi (Mẫu tờ khai được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Công văn số 2084/VPCP-KSTT ngày 30/3/2023).
Bước 2: Sau khi Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ nhận được hồ sơ điện tử từ Phần mềm Dịch vụ công liên thông thì cơ quan BHXH thực hiện những vấn đề sau:
– Đối với hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ:
+ Cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thực hiện chuyển hồ sơ sang Bộ phận Quản lý Thu – Sổ, Thẻ để thụ lý, giải quyết.
+ Hệ thống phần mềm tự động sẽ thực hiện:
++ Cấp mã số BHXH và cập nhật vào dữ liệu HGĐ theo từng hộ đã được quy định tại Quyết định số 515/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020;
++ Cập nhật phát sinh thu và giá trị sử dụng thẻ BHYT vào mã đơn vị quản lý riêng theo các quy định tại Quyết định ban hành quy trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
– Trường hợp hồ sơ mà không đầy đủ, không hợp lệ: Từ chối hồ sơ và phải nêu rõ lý do từ chối trên phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ để thông báo đến cho người dân trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ điện tử trên Hệ thống.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ do lỗi của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục trước đó (như đính nhầm bản điện tử giấy khai sinh,…) thì khi đó phải thông báo và nêu rõ lý do cho cơ quan đó thông qua Phần mềm dịch vụ công liên thông để khắc phục theo quy định.
Bước 3: Cán bộ Thu – Sổ, Thẻ cơ quan BHXH sẽ thực hiện:
– Hằng ngày, tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra dữ liệu phát sinh tự động ở trên Phần mềm Quản lý thu và sổ thẻ, dữ liệu bảng Chi tiết số phải thu của BHXH, BHYT, BHTN của người tham gia, Bảng phân bổ chi tiết số đã thu của BHXH, BHYT, BHTN của người tham gia đối với các đơn vị có phát sinh theo Quyết định ban hành quy trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
– Phát hành thẻ BHYT bản điện tử (được tự động trả về kho dữ liệu của cá nhân ở trên Cổng Dịch vụ công quốc gia) hoặc là in thẻ BHYT bản giấy theo hình thức đã đăng ký để chuyển cán bộ Tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Cán bộ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ nhận dữ liệu, nhận thẻ BHYT bản giấy từ Bộ phận Quản lý Thu – Sổ, Thẻ để trả kết quả cho người dân theo như hình thức đã đăng ký và kết thúc hồ sơ đăng ký cấp thẻ BHYT ở trên Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT cho trẻ đang dưới 6 tuổi không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày đã nhận được bản điện tử giấy khai sinh và thông tin, dữ liệu điện tử từ Phần mềm Dịch vụ công liên thông.
3. Trách nhiệm của các tổ chức trong việc cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc:
– Trách nhiệm của Ban Quản lý Thu – Sổ, thẻ:
+ Chủ trì, phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc
+ Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và những đơn vị liên quan hoàn thiện hệ thống phần mềm thực hiện cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc.
– Trách nhiệm của trung tâm Công nghệ thông tin:
+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống những phần mềm nghiệp vụ, cung cấp số liệu theo tuần, tháng hoặc là đột xuất và phân quyền cho Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ, BHXH tỉnh/ huyện khai thác, sử dụng.
+ Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình tổ chức thực hiện việc cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc.
+ Hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố tạo mã đơn vị quản lý riêng theo mỗi cấp xã (có cấu trúc thống nhất) để phần mềm tự động tạo lập phát sinh hồ sơ cấp thẻ BHYT ở trong quy trình liên thông điện tử.
– Trách nhiệm của trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến phối hợp với Ban Thực hiện chính sách BHYT: Phải kịp thời cung cấp danh mục cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (đối với những cơ sở khám chữa bệnh không có quy định riêng về thủ tục, hồ sơ khi mà người tham gia khi đăng ký và tình trạng hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh) cho Trung tâm Công nghệ thông tin cập nhật lên trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân lựa chọn.
– Trách nhiệm của Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Thu – Sổ, thẻ và những đơn vị liên quan hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
– Trách nhiệm của BHXH các tỉnh, thành phố:
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với cơ quan BHXH để triển khai Quy trình cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc.
– Chỉ đạo các bộ phận hằng ngày kiểm tra, duyệt dữ liệu, giải quyết hồ sơ theo Quy trình cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc và tuân thủ các quy định về công tác thu, cấp thẻ BHYT;
– Hằng tháng in Danh sách cấp thẻ BHYT gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý;
– Hằng quý, phối hợp với cơ quan quản lý đối tượng đối chiếu để tổng hợp đối tượng, kinh phí đóng BHYT theo đúng quy định.
– Bố trí về nguồn lực, cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai thực hiện.
– Tổ chức truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ, kê khai, nộp hồ sơ liên thông đăng ký về khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi (cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cùng lúc) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và sử dụng thẻ BHYT bản giấy/bản điện tử hoặc là hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi khám chữa bệnh.
– Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc ở trong quá trình triển khai thực hiện để xem xét, giải quyết.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 06/QĐ-TTg 2022 Đề án phát triển ứng dụng về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Hiện nay vẫn có nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc liệu người đang chấp hành hình phạt tù có
được hưởng BHYT hay không. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp một
số thông tin hữu ích liên quan.
Quỹ bảo hiểm y tế có vai trò bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế. Vậy xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh được quy định như thế nào?
Bảo hiểm y tế từ trước đến nay luôn được coi là một trong những chính sách an sinh xã hội được nhà nước tổ chức quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của toàn dân. Vậy người bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không?
Bảo hiểm y tế là một trong những chế độ, quyền lợi người lao động được hưởng. Vậy trường hợp nghỉ không lương trên 14 ngày có phải đóng BHYT không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Thông thường khi xảy ra vấn đề về sức khỏe, các chủ thể thường đến cơ sở khám bệnh gần nhất, phổ biến nhất đó là trạm y tế xã. Vậy câu hỏi đặt ra: Khám bệnh ở trạm y tế xã được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?
Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng là một trong những chính sách đặc biệt của nhà nước ta, nhầm mục đích hỗ trợ người dân trong quá trình khám sức khỏe. Vậy câu hỏi đặt ra: Các nhóm đối tượng nào sẽ được nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Người có công với cách mạng luôn được Nhà nước ưu tiên khi hưởng các chính sách ưu đãi, trong đó liên quan đến chế độ hưởng bảo hiểm y tế. Vậy, điều kiện nào để chứng minh là một người có công với cách mạng? Thủ tục mua BHYT cho người có công với cách mạng ra sao?
Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là loại thẻ được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế để hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, như bất kỳ thẻ nào khác, thẻ bảo hiểm y tế cũng có thể bị hỏng, mất hoặc thông tin trên thẻ không đúng. Do đó, đối với các trường hợp này, người tham gia bảo hiểm y tế cần phải đổi hoặc cấp lại thẻ để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ tốt nhất.
Hiện nay, bảo hiểm y tế là một trong những chế độ và phúc lợi quan trọng mà công dân được hưởng. Vậy với trẻ em dưới 6 tuổi thì có thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế hay không và trình tự, thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?