Phải làm gì khi đất đai bị lấn chiếm?
Phải làm gì khi đất đai bị lấn chiếm? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là với tình hình ngày càng “đất chật người đông”. Nhằm giúp quý bạn đọc bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bài viết sau đây Luật Nam Thanh sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề này.
Như thế nào là hành vi lấn, chiếm?
Trong thực tế quá trình sử dụng đất của người dân, lấn chiếm đất xảy ra tương đối phổ biến. Theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã giải thích về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:
Thứ nhất, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà:
- Không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
- Không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Thứ hai, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
>>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Làm gì khi bị lấn, chiếm đất
Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai, khi bị lấn chiếm đất, người bị lấn chiếm giải quyết như sau:
- Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm: Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trước tiên người bị lấn chiếm đất có thể thương lượng, tự hòa giải để giải quyết vụ việc.Trường hợp hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó:
- Trách nhiệm tổ chức hòa giải: Thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị tranh chấp, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
- Thời hạn giải quyết: Tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Nếu hòa giải thành: Thực hiện theo kết quả hòa giải. Trường hợp lấy lại được đất bị lấn chiếm và có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới.
- Nếu hòa giải không thành: Người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết (theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp. Khi đó, chủ thể cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để được Tòa án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
>>>>>Xem thêm: Hết thời hiệu khởi kiện thì phải làm sao
Mức phạt hành vi lấn chiếm đất hàng xóm
Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, việc lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và người thực hiện hành vi. Cụ thể:
Diện tích lấn chiếm |
Mức phạt tiền |
|
Khu vực nông thôn |
Khu vực đô thị |
|
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng |
||
Dưới 0,05 héc ta |
02 – 03 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
03 – 05 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
05 – 15 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
15 – 30 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
30 – 70 triệu đồng |
|
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
||
Dưới 0,05 héc ta |
03 – 05 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
05 – 10 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
10 – 30 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
30 – 50 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
50 – 120 triệu đồng |
|
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
||
Dưới 0,02 héc ta |
03 – 05 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta
|
05 – 07 triệu đồng |
|
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta |
07 – 15 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
15 – 40 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
40 – 60 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên |
60 – 150 triệu đồng |
|
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp |
||
Dưới 0,05 héc ta |
10 – 20 triệu đồng |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; |
20 – 40 triệu đồng |
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta |
40 – 100 triệu đồng |
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta |
100 – 200 triệu đồng |
|
Từ 01 héc ta trở lên. |
200 – 500 triệu đồng |
Ngoài hình thức xử phạt tiền nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
- Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
>>>>Xem thêm: Tranh chấp tài sản khi đơn phương ly hôn
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn khi bị lấn, chiếm đất
Liên hệ trực tuyến
Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, hình thức tư vấn trực tuyến qua hotline giúp tiết kiệm tối đa chi phí, khách hàng vừa có thể nhận được những tư vấn cụ thể, chi tiết vừa không cần phải trực tiếp đến văn phòng công ty. Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 097 303 2038. Ngoài ra, Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
- Email: namthanhlawfirm1999@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Nam Thanh
- Website: namthanhlawfirm.com
Liên hệ trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn về Phải làm gì khi đất đai bị lấn chiếm? theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Luật sư Dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
>>>>Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn mới nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: namthanhlawfirm1999@gmail.com