Để được thực hiện đầu tư dự án theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thì các chủ đầu tư cần lập văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo Mẫu A.I.7 gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư (phòng đăng ký đầu tư) để được xem xét.
1. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là gì?
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (Mẫu A.I.7) là mẫu văn bản được nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế lập ra gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( cơ quan đăng ký đầu tư) để đăng ký về việc góp vốn, mua cổ phần. Mẫu văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp phải nêu rõ thông tin của các nhà đầu tư, nội dung góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, những cam kết của nhà đầu tư, hồ sơ kèm theo văn bản đăng ký,…
Theo quy định tại Điều 3, Luật Đầu tư 2020:
Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Mẫu văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là văn bản ghi chép những thông tin của các nhà đầu tư, nội dung góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, những cam kết của nhà đầu tư, hồ sơ kèm theo văn bản đăng ký,… Ngoài ra, văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp sẽ là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( cơ quan đăng ký đầu tư) xem xét và chấp thuận cho nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo uy định của pháp luật.
2. Mẫu văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ GÓP VỐN/MUA CỔ PHẦN/MUA PHẦN VỐN GÓP
Kính gửi: ……. (Tên cơ quan đăng ký đầu tư)
Nhà đầu tư đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp vào ………(tên tổ chức kinh tế)….với các nội dung như sau:
I. NHÀ ĐẦU TƯ
1. Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Họ tên: ……Giới tính: ..
Ngày sinh: …….Quốc tịch: .. (Tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân) số:…….; ngày cấp…….; Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Mã số thuế (tại Việt Nam – nếu có): …
Điện thoại: …….Fax: …….Email: …
2. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức:
Tên doanh nghiệp/tổ chức: ….(Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức) số: ……; ngày cấp: ….; Cơ quan cấp:…..
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số thuế (tại Việt Nam – nếu có): …
Điện thoại: …………Fax: ……… Email: ……… Website (nếu có): …
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: ………Giới tính: …
Ngày sinh: ……….Quốc tịch: …(Tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân) số:…….; ngày cấp…….; Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Điện thoại: ………. Fax: …. Email: …
Nhà đầu tư tiếp theo (nếu có): thông tin kê khai tương tự như nội dung tại mục 1 và 2 ở trên.
II. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ NHẬN GÓP VỐN/CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP:
1. Tên tổ chức kinh tế:
– Tên bằng tiếng Việt ..
– Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có):
– Tên viết tắt (nếu có):
2. Mã số doanh nghiệp: ……… Ngày cấp lần đầu: ………….. Ngày điều chỉnh gần nhất (nếu có):
3. Mã số thuế:
4. Loại hình doanh nghiệp:
5. Địa chỉ trụ sở chính:(Đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
6. Ngành, nghề kinh doanh:
Tên ngành
Mã ngành theo VSIC
(Lấy mã ngành cấp 4)
Mã ngành CPC (*)
(đối với ngành nghề có mã CPC)
7. Vốn điều lệ:………….(bằng chữ) đồng.
8. Tỷ lệ hiện hữu về sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế (nếu có):
Tên nhà đầu tư nước ngoài
Số vốn góp
9. Danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
10. Kê khai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh (nếu có).
Ghi rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…. tại…… (vị trí khu đất)
III. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP
(chỉ liệt kê giao dịch phát sinh)
Tên nhà đầu tư nước ngoài
Quốc tịch
Giá trị vốn góp theo vốn điều lệ
Giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp
IV. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ SAU KHI NHẬN VỐN GÓP/CỔ PHẦN/ PHẦN VỐN GÓP:
1. Tên tổ chức kinh tế:
2. Vốn điều lệ:……..(bằng chữ) đồng.
3. Tỷ lệ sở hữu:
Tên nhà đầu tư nước ngoài
Quốc tịch
Giá trị vốn góp theo vốn điều lệ
4. Ngành nghề kinh doanh:
Tên ngành
Mã ngành theo VSIC
(Lấy mã ngành cấp 4)
Mã ngành CPC (*)
(đối với ngành nghề có mã CPC)
(*) Chỉ ghi mã ngành CPC đối với các mục tiêu hoạt động thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà ĐTNN.
V. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ (nếu có)
VI. GIẢI TRÌNH VIỆC ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (nếu có).
(Giải trình về việc đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, năng lực của nhà đầu tư, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế)
VII. NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP CAM KẾT:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không được chấp thuận.
VIII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
2. Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó.
3. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP).
Địa danh, ngày ….. tháng …..năm……
Tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
(Người đại diện theo pháp luật của Tổ chức kinh tế ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có))
Nhà đầu tư
(Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn viết văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Phần kính gửi của văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thì các chủ đầu tư cần ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( cơ quan đăng ký đầu tư).
Phần nội dung của văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp yêu cầu chủ đầu tư sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin của các nhà đầu tư, nội dung góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, những cam kết của nhà đầu tư, hồ sơ kèm theo văn bản đăng ký,…Các chủ đầu tư cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có) và từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)
4. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được thực hiện như sau:
Căn cứ vào quy định của Điều 26, Luật Đầu tư 2020, ta có thể thấy::
+ Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
+ Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
+ Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26, Luật Đầu tư 2020 thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26, Luật Đầu tư 2020. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.
Đòi lại phần vốn góp đã bán tại doanh nghiệp là một việc vô cùng phức tạp vì tài sản đó đã thuộc tài sản của công ty. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp đòi lại vốn góp đã bán tại doanh nghiệp.
Hiện nay nhiều người nhầm tưởng vốn điều lệ và vốn thực góp là như nhau, tuy nhiên hai hình thức vốn góp này hoàn toàn khác nhau. Vốn thực góp là gì? Phân biệt giữa vốn thực góp và vốn điều lệ?
Với tất cả các loại hình công ty thì vốn có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông góp vốn thì mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần sẽ được tạo lập. Vậy, mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì và có nội dung ra sao?
Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?
Một số quy định về đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp? Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp?
Vốn góp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên ? Mua lại phần vốn góp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên?
Hợp đồng tặng cho cổ phần, tặng cho vốn góp là gì? Điều kiện để tặng cho cổ phần, tặng cho vốn góp? Quyền lợi của người được tặng cho cổ phần, tặng cho vốn góp? Mẫu hợp đồng tặng cho cổ phần, tặng cho vốn góp 2021? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng?
Nhận tài sản đảm bảo à phần vốn góp. Dù quy định pháp luật còn chưa thực sự rõ ràng, biện pháp bảo đảm phù hợp nhất đối với phần vốn góp là thế chấp.
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mới nhất. Các hình thức đầu tư mới nhất năm 2021 và cách thức thực hiện.