Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể về đất đai, là tranh chấp có xu hướng xảy ra ngày càng nhiều trong bối cảnh giá đất tăng cao. Tuy nhiên, điều đó cũng không phủ nhận được rằng, có nhiều thửa đất là thực sự không có tranh chấp.
1. Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai là gì?
Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai là văn bản do cá nhân (chủ sở hữu thửa đất) gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm yêu cầu cơ quan này xác nhận về tình trạng đất không có tranh chấp.
Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai, có xác nhận của cơ quan nhà nước giúp cho người sử dụng đất có thể thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, đảm bảo được tính tuân thủ pháp luật. Thực tế, mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai không được quy định trong các văn bản pháp luật, nhưng dựa vào kiến thức pháp luật cùng với kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, Luật Dương Gia sẽ đưa đến cho người đọc mẫu đơn dưới đây.
2. Mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày …….. tháng ……….. năm ….
GIẤY CAM KẾT
(Về việc không có tranh chấp, khiếu nại về đất đai)
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân ………
Tên tôi là: ………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …..
Do: ……….. Cấp ngày: …………
Nơi đăng ký hộ khẩu thưởng trú: ……
Xin tường trình về nguồn gốc sử dụng nhà, đất tại địa chỉ: ………..
Đường: ……. Phường (xã, thị trấn): …
Quận (Huyện): ……….
Diện tích đất: ………… m2
Thuộc lô số: …….; Thửa đất số: ….
Thuộc tờ bản đồ số: ………
Thời điểm sử dụng: …………
Mục đích sử dụng: ………….
Mảnh đất do tôi quản lý và sử dụng hiện không có tranh chấp hay khiếu nại liên quan đến ranh giới thửa đất.
Lý do xin cam kết: …………
Tôi xin cam kết những nội dung nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có xảy ra tranh chấp, khiếu nại tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính đề nghị Quý Cơ quan xem xét và giải quyết nguyên vọng của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Uỷ ban nhân dân …………
Ngày…….tháng……. năm…………
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(ký tên, đóng dấu)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai:
Mỗi mẫu đơn hay mẫu giấy cam kết gửi cho cơ quan có thẩm quyền cần phải đảm bảo về mặt nội dung cũng như hình thức.
– Trước hết về mặt hình thức, cá nhân phải đảm bảo cấu trúc có đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, kính gửi, ngày tháng năm làm đơn, xác nhận của ủy ban nhân dân, chữ ký của cá nhân.
– Về mặt nội dung, cá nhân ghi đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân. Thông tin tiếp theo là thông tin về thửa đất cần cam kết không có tranh chấp bao gồm: địa chỉ, diện tích, thời điểm, mục đích sử dụng,..Quan trọng nhất là lý do xin cam kết.
Thẩm quyền xác nhận giấy cam kết không có tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân xã nơi có thửa đất.
4. Vai trò của giấy cam kết không có tranh chấp đất đai dưới góc độ pháp lý:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai có ý nghĩa trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ được liệt kê ở trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hoặc trong trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cũng có quy định như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được Nhà nước cho phép hoạt động;
+ Không có tranh chấp;
+ Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
(Khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013)
Như vậy, có thể thấy rằng, giấy cam kết không có tranh chấp đất đai có vai trò quan trọng trong việc quyết định tổ chức, cá nhân, cơ sở tôn giáo có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một số trường hợp đặc biệt hay không.
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Giải quyết tranh chấp tặng cho đất là một trong những trường hợp diễn ra phổ biến, nhưng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc tong thực tiễn. Vậy để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tặng cho đất thì cần bổ sung thêm những nội dung gì?
Án hành chính liên quan đến đất đai thường diễn ra nếu quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có dấu hiệu sai phạm. Vậy kiểm sát giải quyết án hành chính trong tranh chấp đất đai cần thực hiện thế nào?
Liên quan đến tranh chấp đất đai thì vẫn luôn tồn tại những vướng mắc nhất định trong quá trình giải quyết trên thực tế. Vậy, Việc giải đáp vướng mắc liên quan tranh chấp liên quan đất đai gồm có những nội dung gì?
Hiện nay đất phần trăm không được nhắc đến nhiều như trước đây, tuy nhiên thực tế vẫn tồn tại loại đất này. Vậy thì, khi có tranh chấp đất phần trăm xảy ra thì giải quyết tranh chấp như thế nào?
Tranh chấp về đất đai không thể giải quyết bằng hòa giải thì các bên có quyền đưa ra Tòa giải quyết. Vậy, thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án bao lâu? Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp này diễn ra như thế nào?
Kiện đòi lại đất dạo gần đây đang chiếm số lượng lớn giải quyết tại Tòa án, nguyên nhân xuất phát từ nhiều sự kiện. Vậy giải quyết tranh chấp đòi lại đất như thế nào?
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm ba loại: ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai?
Hiện nay, việc quản lý đất đai ở các địa phương còn lỏng lẻo, việc đất đai còn tranh chấp còn rất nhiều và tình trạng đất không tranh chấp nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người nhân cần chứng minh được đất đó là không có tranh chấp.