Công tác thẩm định là một trong những khâu không thể thiếu trong quy trình để soạn thảo và ban hành quy trình để thẩm định mọi văn bản pháp luật. Mục đích của thẩm định là để thẩm tra và giám định các vấn đề cơ bản. Quan trọng trực tiếp là liên quan đến chất lượng kỹ thuật các văn bản thẩm định.
1. Mẫu đơn xin hoãn thẩm định là gì?
Mẫu đơn xin hoãn thẩm định là mẫu đơn nêu rõ thông tin người yêu cầu hoãn thẩm định kèm nội dung xin hoãn thẩm định
Mẫu đơn xin hoãn thẩm định là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc xin được hoãn thẩm định.
2. Đơn xin hoãn thẩm định là gì?
Tên mẫu đơn: Đơn xin hoãn thẩm định
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin hoãn thẩm định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN HOÃN THẨM ĐỊNH
Kính gửi: – Phòng Kiểm tra……
– Ban lãnh đạo……
– Chi cục……
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác, tùy thuộc từng trường hợp của bạn)
– Căn cứ ….;
– Căn cứ hoàn cảnh thực tế của bản thân/công ty.
Tên tôi là:…… Sinh ngày…. tháng…… năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ………
(Nếu là công ty thì trình bày các thông tin sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy CNĐKDN số:…… do Sở Kế hoạch và đầu tư…… cấp ngày…./…../……
Hotline:……Số Fax:……
Người đại diện: Ông/Bà…… Sinh năm:…. Chức vụ:…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):………
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
Căn cứ đại diện:……
Ngành, nghề kinh doanh:………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:………
(Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin hoãn thẩm định, bạn cần trình bày phù hợp với chính hoàn cảnh của bản thân/công ty để thuyết phục cơ quan có thẩm quyền về việc tạm thời bạn/công ty bạn không thể tham gia thẩm định theo đúng thỏa thuận/đợt thanh tra, kiểm tra theo lịch trước đó)
Vì vậy, tôi làm đơn này, để kính đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét và đồng ý hoãn thẩm định…………. cho tôi/công ty vào ngày/đợt kiểm tra………. Trong thời gian……………….
Nếu được chấp nhận, (công ty) tôi xin hứa sẽ:……………… (đưa ra các cam kết của bạn, nếu có)
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Để chứng minh thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ, văn bản (nếu có) sau:
1./……….;
2./……. (Liệt kê số lượng, tình trạng văn bản bạn gửi kèm, nếu có)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin hoãn thẩm định:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin hoãn thẩm định
– Thông tin cá nhân người (hoặc là công ty) xin hoãn thẩm định:
+ Nếu là cá nhân: Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ
+ Nếu là công ty: Tên công ty, trụ sở công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện công ty (Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, căn cứ đại diện, ngành nghề kinh doanh)
– Trình bày nội dung trong đơn, lý do xin hoãn thẩm định là gì?
– Ký xác nhận đơn
4. Quy định về xem xét, thẩm định tại chỗ, thẩm định giá tài sản:
Xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Thẩm định giá tài sản
1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
4. Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:
a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;
b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
5. Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.
Thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan.
Hồ sơ thẩm định giá bao gồm: toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin hoãn thẩm đinh, hướng dẫn soạn thảo đơn và các quy định pháp luật về thẩm định!
.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}
Nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Kết quả thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh khi thực hiện hoạt động thẩm định của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền cần phải được lập thành biên bản. Vậy biên bản thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh là gì?
Trong các mẫu hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, phải kể đến “biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động”, một biểu mẫu vô cùng quan trọng.
Mỗi địa phương, tỉnh sẽ thực hiện chương trình 135 này theo đăng ký, tiến hành từng bước xóa đói giảm nghèo. Sau khi thực hiện chương trình, cần thực hiện rà soát thực hiện chương trình, khi đó, biên bản thẩm định rà soát xã, thôn hoàn thành mục tiêu chương trình 135 cấp tỉnh.
Muốn đạt được điều đó thì tiên quyết mà doanh nghiệp cần thực hiện đầu tiên là cần phải thẩm định những điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở.
Những hoạt động tiến hành khai thác các loài hoặc nhóm động thực vật, chẳng hạn như động vật rừng thông thường phải được tiến hành theo một quy trình nhất định và bắt buộc phải được lập biên bản thẩm định khai thác.