Vì một lý do nào đó mà cá nhân phải chấp hành bản án có hiệu lực phải xin giảm thời gian thi hành án. Cá nhân đó sẽ viết đơn xin giảm thời gian thi hành án cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền để được xem xét. Vậy đơn xin giảm thời gian thi hành án là gì?
1. Đơn xin giảm thời gian thi hành án là gì?
Đơn xin giảm thời gian thi hành án là mẫu đơn được cá nhân, tổ chức, cơ quan sử dụng để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm thời hạn thi hành án cho người đã bị kết án phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Trong đơn xin miễn giảm thời gian thi hành án phải nêu được những thông tin về người chấp hành bản án đã có hiệu lực, bản án có hiệu lực và lý do tại sao lại xin giảm thời gian thi hành án.
Đơn xin giảm thời gian thi hành án là văn bản chứa đựng những thông tin về người chấp hành bản án đã có hiệu lực, bản án có hiệu lực và lý do tại sao lại xin giảm thời gian thi hành án. Ngoài ra, đơn xin giảm thời gian thi hành án để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và chấp thuận việc giảm thời gian thi hành án.
2. Mẫu đơn xin giảm thời gian thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
Địa danh, ngày … tháng … năm……
ĐƠN XIN GIẢM THỜI GIAN THI HÀNH ÁN
(V/v: Giảm thời gian chấp hành hình phạt tù/cải tạo không giam giữ ….. của Tòa án nhân dân huyện/tỉnh… )
– Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Kính gửi: – Công an tỉnh….
– Ông… – Giám đốc Công an tỉnh..
(Hoặc: – Trại Giam…
– Ông…. – Giám thị trại giam……)
Tôi là:…
Giới tính: …
CMND số: … Ngày cấp: …. Tại: …
Ngày sinh: ……
Địa chỉ thường trú: …
Là..(ví dụ: người đang chấp hành hình phạt tù theo bản án số…… ngày …./…./…… của Tòa án nhân dân huyện…….)
Tôi xin trình bày một việc như sau:
(Phần này có thể trình bày mức phạt tù đã bị Tòa án tuyên trước và nêu lí do muốn giảm thời gian thi hành án do hoàn cảnh, điều kiện và sự hối lỗi ăn năn của bản thân,… cũng như đưa ra căn cứ để xin giảm thời gian thi hành án.
Ví dụ: Theo bản án số…. ngày…./…/…… của Tòa án nhân dân huyện/ tỉnh……. có hiệu lực pháp luật vào ngày…/…./…… thì tôi sẽ phải chịu mức án phạt tù là 6 năm, tính từ ngày…/…/….. đến hết ngày…./…/…… Hiện nay tôi đang chấp hành hình phạt tù tại……………
Tính từ ngày đầu tiên chấp hành hình phạt tù tới nay đã là 2 năm 10 tháng, tức là gần 1/2 thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong quá trình này tôi được cán bộ nhận xét là có nhiều tiến bộ.
Theo tôi được biết thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 63. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1.Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
…”
Do đó, tôi làm đơn này để xin Công an tỉnh……/ Giám thị trại giam……. xem xét để đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh …………. giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho tôi theo quy định của pháp luật để tôi điều kiện tự sửa đổi, xây dựng cuộc sống mới sau khi chấp hành xong hình phạt.
Tôi xin hứa trong và sau thời gian thi hành án sẽ chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật và cam kết mọi điều tôi viết ở trên hoàn toàn đúng sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin giảm thời gian thi hành án:
Phần kính gửi của đơn xin giảm thời gian thi hành án thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm ( Công an tỉnh, giám thị trại giam,..).
Phần nội dung của đơn xin giảm thời gian thi hành án: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cá nhân muốn xin giảm thời gian thi hành án. Trình bày mức phạt tù đã bị Tòa án tuyên trước và nêu lí do muốn giảm thời gian thi hành án do hoàn cảnh, điều kiện và sự hối lỗi ăn năn của bản thân,… cũng như đưa ra căn cứ để xin giảm thời gian thi hành án. Người làm đơn sẽ “
xin hứa trong và sau thời gian thi hành án sẽ chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật và cam kết mọi điều tôi viết ở trên hoàn toàn đúng sự thật.
Cuối đơn xin giảm thời gian thi hành án thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Thi hành án hình sự:
4.1. Nguyên tắc thi hành án hình sự bao gồm:
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
+ Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
+ Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
+ Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
+ Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
+Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
4.2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự được quy định rất cụ thể trong Luật thi hành án hình sự 2010:
– Phá hủy cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải thi hành án; đánh tháo phạm nhân, người bị áp giải thi hành án.
– Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
– Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.
– Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật.
– Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành án hình sự.
– Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án trục xuất trốn.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ thời hạn chấp hành án cho người không đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ; không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án hình sự cho người đủ điều kiện được miễn, giảm; cản trở người chấp hành án thực hiện quyền được đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án.
– Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự trái quy định của pháp luật.
– Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
– Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.
+ Cơ quan thi hành án hình sự:
– Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
– Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
+ Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự:
– Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
Thi hành án hình sự chính là giai đoạn cuối cùng trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó buộc người bị xử phạt tù phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã quyết định. Các cơ quan Nhà nước có những ý nghĩa to lớn đối với việc quản lý thi hành án hình sự.
Gửi đồ vào tù như thế nào? Đi tù được gửi thư về nhà không? Phạm nhân được gặp người thân bao lâu một lần? Những người được vào tù thăm phạm nhân?
Đối với việc kiểm sát việc thi hành án hình sự cần phải được lập thành kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự. Vậy mẫu kế hoạch kiểm sát việc thi hành án hình sự có nội dung như thế nào?
Hiện nay, để bảo đảm cho mọi quyết định thi hành án phạt tù phải được tổ chức thi hành theo đúng quy định của pháp luật, các vi phạm trong việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù phải được phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời. Chính vì điều này mà việc kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự rất được coi trọng.
Khi uỷ thác thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền phải ra thông báo về việc tiếp nhận kiểm sát uỷ thác thi hành án hình sự. Vậy mẫu thông báo việc tiếp nhận kiểm sát uỷ thác thi hành án hình sự là gì? Mẫu thông báo tiếp nhận uỷ thác thi hành án hình sự bao gồm những nội dung gì?
Trong hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự, Tòa án hoặc các cơ quan khác tự kiểm tra thi hành án hình sự tại cơ quan đó, hoạt động yêu cầu này được thể hiện bằng văn bản, có tên gọi là Yêu cầu tự kiểm tra thi hành án hình sự, thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.
Nếu như kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là văn bản khởi đầu cho hoạt động trực tiếp kiểm sát của Viện kiểm sát thì kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân là văn bản cuối cùng, kết thúc hoạt động kiểm sát của cơ quan này.
Ủy ban nhân dân cấp xã cũng là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc thi hành án án treo, phạt cảnh cáo, phạt cấm cư trú,… Chính vì cũng được xem là một cơ quan thực hiện chức năng thi hành án, do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự.
Quyền hạn đặc trưng nhất của Viện kiểm sát là kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự, điều này được thể hiện qua văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền.
Nếu như pháp luật trao quyền cho Tòa án là chủ thể có quyền ra quyết định thi hành án hình sự, thì Viện kiểm sát với vai trò là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định này.