Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, có nội dung thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.
1. Mẫu di chúc đánh máy cơ bản và ngắn gọn nhất:
Tải về di chúc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
DI CHÚC
Hôm nay, ngày tháng năm , vào lúc giờ phút, tại ……
Họ và tên tôi là: …..
Sinh Ngày:….
CMTND số ……Nơi cấp: …..Ngày cấp:….
HKTT:…
Chỗ ở hiện tại:…….
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1…….
2……
3……
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: …..
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời:
Họ và tên Ông (Bà)…..
Sinh Ngày:….
CMTND số:……Nơi cấp:……Ngày cấp:……
HKTT:…….
Chỗ ở hiện tại:…….
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại. Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).
Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:
1. Họ và tên: …….
Sinh Ngày:…..
CMTND số:……Nơi cấp:…… Ngày cấp:……
HKTT:……
Chỗ ở hiện tại:…..
2. Họ và tên: ….
Sinh Ngày:……
CMTND số:………Nơi cấp:………Ngày cấp:…..
HKTT: …
Chỗ ở hiện tại:…..
Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc được lập thành……. bản, mỗi bản……trang./.
…, ngày … tháng … năm ……
Nhân chứng 1 Nhân chứng 2 Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên)
2. Mẫu di chúc công chứng, chứng thực:
Tải về di chúc có công chứng, chứng thực
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hôm nay, ngày …….tháng …….. năm ……. vào lúc…… giờ ……..phút, tại ……
Họ và tên tôi là: ……
– Ngày, tháng, năm sinh: …..
– Chứng minh nhân dân số:….Nơi cấp: ….
cấp ngày … tháng … năm ……
– Địa chỉ thường trú: …….
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1…..
2…
3…
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: …….
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau: Sau khi tôi qua đời
Họ và tên Ông (Bà)…..
Ngày, tháng, năm sinh: ………
Chứng minh nhân dân số:……Nơi cấp: ……cấp ngày….… tháng …… năm …..
Địa chỉ thường trú: ……..
Sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).
Trong trường hợp Di chúc có người làm chứng thì ghi thêm các nội dung sau :
Để làm chứng cho việc lập Di chúc, tôi (chúng tôi) có mời người làm chứng là :
1. Ông (Bà):……..
Sinh ngày: .…/……./……
Chứng minh nhân dân số: ……cấp ngày …. /.…/.…… tại …
Hộ khẩu thường trú: (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú……
2. Ông (Bà):…
Sinh ngày: .…/……/…
Chứng minh nhân dân số: …..cấp ngày …. /.…/.… tại …
Hộ khẩu thường trú:(trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú) .…
Những người làm chứng nêu trên là do tôi (chúng tôi) tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi (chúng tôi), không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Tôi (chúng tôi) đã đọc Di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký vào Di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.
Người làm chứng (nếu có) Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày…..tháng….năm……. (bằng chữ ……..)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Phòng Công chứng số…..thành phố …
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng),
Tôi…….., công chứng viên Phòng Công chứng số………thành phố……
Chứng nhận:
– Ông/bà ….. đã tự nguyện lập Di chúc này;
– Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông (bà) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung Di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
– Người lập Di chúc đã đọc bản Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;
– Di chúc này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……. trang), cấp cho người lập Di chúc ……. bản chính; lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng ….., quyển số …..
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Mẫu di chúc viết tay hợp pháp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
DI CHÚC
Hôm nay, ngày 07 tháng 09 năm 2014, vào lúc 19 giờ 00 phút, tại số nhà xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Họ và tên tôi là: Bùi Vũ Thanh P
– Sinh ngày 07 tháng 09 năm 1945.
– Chứng minh nhân dân số: 013103xxx. Nơi cấp: Hà Nội.
Cấp ngày 07 tháng 09 năm 1961.
– Địa chỉ thường trú: số nhà xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1. Quyền sở hữu mảnh đất xxx m2 cùng quyền sở hữu căn nhà xây trên mảnh đất nói trên tại địa chỉ số nhà xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội;
2. Một xe máy Honda Lead 125cc Fi 2013 màu trắng mang biển kiểm soát số 29-A1-xxxx.
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với mảnh đất và ngôi nhà tại địa chỉ số xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
– Giấy đăng kí xe máy Honda Lead 125cc Fi 2013 màu trắng mang biển kiểm soát số 29-A1-xxxx.
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời,
Con trai tôi là Bùi Vũ Minh D
Sinh ngày 07 tháng 09 năm 1975.
Chứng minh nhân dân số: 123456xxx. Nơi cấp: Hà Nội. Cấp ngày 07 tháng 09 năm 1991.
Địa chỉ thường trú: số xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại .
Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
Để làm chứng cho việc lập Di chúc, tôi có mời người làm chứng là:
Anh: Trần Khanh
Sinh ngày: 07/08/1990
Chứng minh nhân dân số: 010101xxx cấp ngày 08/07/2006 tại Hà Nội .
Hộ khẩu thường trú: số xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Bà: Triệu Hồng Diệp
Sinh ngày: 08/09/1969
Chứng minh nhân dân số: 101010xxx. Cấp ngày 09/08/1985 tại Hà Nội.
Hộ khẩu thường trú: số xxx Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Những người làm chứng nêu trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Tôi đã đọc Di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký vào Di chúc này trước sự có mặt của người làm chứng.
Người làm chứng Người lập Di chúc
(Đã ký) (Đã ký và điểm chỉ)
4. Điều kiện có hiệu lực của di chúc:
– Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người có năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Sự đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
– Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan – mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó.
– Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế…Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ bị vô hiệu.
– Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Hình thức của di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung của di chúc); là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có hai loại hình thức:
+ Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trong trường hợp sau 3 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Đây là những quy định hoàn toàn hợp lý và bảo vệ hiệu quả ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc.
+ Đối với di chúc bằng văn bản, bao gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Về nguyên tắc, dù thuộc loại văn bản nào thì di chúc phải thể hiện rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Đồng thời, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đối với mỗi loại di chúc bằng văn bản được nêu ở trên, còn phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt khác phù hợp với hình thức đó theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
5. Thủ tục công chứng di chúc:
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
– Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
– Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
– Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
– Dự thảo di chúc (trường hợp tự soạn thảo);
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Không quá hai (02) ngày làm việc; đối với giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười (10) ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định, niêm yết không tính vào thời hạn công chứng).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công chứng
Hiện nay, việc lập di chúc có rất nhiều cách. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết một số trường hợp về việc ai không được làm người làm chứng cho việc lập di chúc.
Một trong những hình thức của di chúc đó là lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Vậy người thừa kế có được là người làm chứng di chúc không?
Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không nắm rõ quy định pháp luật dẫn đến việc ghi các thông tin trong di chúc không rõ ràng. Trường hợp di chúc không ghi rõ thông tin thì có hợp pháp không?
Bố mẹ muốn ủy quyền cho con đi lập di chúc thay tại văn phòng công chứng có được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và cung cấp các quy định pháp luật về việc lập di chúc một cách hợp pháp.
Nhắc đến di chúc thì mọi người thường nghĩ đến trường hợp người cao tuổi nay bị bệnh nặng mong muốn được để lại tài sản cho con cháu trước khi họ qua đời. Vậy câu hỏi đặt ra: Ai có quyền lập di chúc? Và người dưới 18 tuổi có được lập di chúc hay không?
Theo nhu cầu và mong muốn của người lập di chúc, sau khi lập di chúc xong họ muốn bổ sung thêm người thừa kế di sản có được không? Cách thêm người thừa kế vào di chúc đã được công chứng như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng sẽ do vợ chồng toàn quyền định đoạt. Quy định lập di chúc với tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Giấy ủy quyền đất cho con hiện nay được xem là văn bản thể hiện sự chấp thuận của cha mẹ cho phép con cái được sử dụng hợp pháp đất đai trên thực tế. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Bố mẹ ủy quyền đất cho con có được coi là di chúc hay không?
Di chúc là việc một người để lại tài sản của mình cho một người khác sau khi họ qua đời. Vậy câu hỏi đặt ra: Lập di chúc có lồng ghép thêm điều kiện thì di chúc đó có giá trị pháp lý hay không?
Hiện nay, pháp luật dân sự thừa nhận hình thức di chúc được thể hiện thông qua văn bản hoặc di chúc bằng miệng. Vậy, di chúc được soạn và lưu trên máy tính thì có giá trị không? Nếu di sản trên máy tính không có giá trị thì chia theo cách nào?