Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân là quyền hợp pháp của công dân khi cho rằng cơ quan có thẩm quyền giải quyết đất xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Thủ tục khiếu nại được pháp luật quy định cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những quy định về khiếu nại đất cũng như cách thức thực hiện việc khiếu nại.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.
Đơn khiếu nại cần có những nội dung gì?
Mặc dù pháp luật hiện hành không có một quy định cụ thể về hình thức và nội dung đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai, tuy nhiên một đơn khiếu nại thì cần có những nội dung cụ thể như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
- Tên đơn khiếu nại (Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai)
- Tên người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết
- Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khiếu nịa
- Đối tượng bị khiếu nại. Nếu là quyết định hành chính thì ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định.
- Nội dung vụ việc (trình bày rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, quyền và lợi ích bị xâm phạm)
- Căm kết của người khiếu nại.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)
>>>>Xem thêm: Nhà đất cha mẹ chồng tặng cho có được xem là tài sản chung trong hôn nhân không?
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại lần đầu
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo thụ lý vụ án trong thời hạn 10 ngày.
- Bước 2: Người có thẩm quyền tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung đơn khiếu nại.
- Bước 3: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại. Kết quả đối thoại là một trong những căn cứ giải quyết khiếu nại.
- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thủ tục khiếu nại lần hai
- Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và gửi văn bản thông báo cho người khiếu nại.
- Bước 3: Nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo.
- Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.
- Tổ chức đối thoại
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Người bị khiếu nại;
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai, người yêu cầu có thể khởi kiện tranh chấp đất đai đến Tòa án cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục chung.
>>>>>Xem thêm: Điều kiện về chủ thể trong hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn
Cách 1: Liên hệ trực tuyến
- Email: namthanhlawfirm1999@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Nam Thanh
- Website: namthanhlawfirm.com
Cách 2: Liên hệ trực tiếp
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn về khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
>>>>Xem thêm: Điều kiện để được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: namthanhlawfirm1999@gmail.com