Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia nên kế hoạch sử dụng vào mục đích công ích cũng phải được quy định chặt chẽ. Vậy đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích là gì?
1. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích là gì?
Pháp luật hiện hành chưa có cách hiểu thống nhất nào về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích bởi chưa có bất kỳ điều khoản nào định nghĩa về vấn đề này. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đó là những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp sử dụng với mục đích trồng trọt, chăn nuôi hoặc sử dụng với mục đích nông nghiệp khác như làm đất ươm cây giống, trồng hoa, cây cảnh…nhưng được cá nhân, tổ chức xây dựng và đóng góp làm phần đất phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.Theo quy định tại Điều 132. Luật Đất đai năm 2013 thì đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được ghi nhận với các nội dung:
– Đất công ích được lấy từ nguồn đất nông nghiệp phải đảm bảo diện tích phù hợp, để làm được điều này thì cần căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Hiện nay diện tích phù hợp là không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương;
Hình thức để đưa đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vô cùng đa dạng có thể là do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
Xét đến trường hợp, đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; hoặc có thể giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để tránh trường hợp lãng phí tài nguyên;
– Theo ghi nhận thì quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:
+ Hỗ trợ tích cực vào quá trình xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn mà những công trình này giúp tổ chức công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
+ Bên cạnh đó, thực hiện để xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cũng bắt nguồn từ nguồn đất này;
Liên quan đến mục đích của việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích thì tại Điều 179. Luật Đất đai năm 2024 ( có hiệu lực thi hành ngày 01/-1/2025) đã ghi nhận về Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích như sau:
– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ thì tiếp tục được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương;
– Về mục đích sử dụng Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn có sự thay đổi nhất định như:
+ Xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang và các công trình công cộng khác do Ủy ban nhân dân cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
+ Bồi thường cho người có đất thu hồi khi xây dựng các công trình quy định tại điểm a khoản này.
– Đặc biệt thời hạn đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá sẽ kéo dài hơn trước từ 5 năm lên 10 năm..
Có thể thấy, cho dù đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trong giai đoạn luật đất đai có thay đổi thì cách hiểu cũng không có gì khác biệt. Nếu có thay đổi cũng chỉ là một số câu từ thể hiện mục đích khác nhau, thời gian thuê đất chưa sử dụng vào các mục đích công ích kéo dài hơn.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích:
Để có thể quản lý nguồn tài nguyên đất một cách chặt chẽ và sử dụng đất hiệu quả nên cơ quan không chỉ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau về vấn đề này mà cũng có sự phân tách trách nhiệm rõ ràng với từng loại đất, trong đó việc quản lý đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Theo khoản 4 Điều 132 Luật Đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý và sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân tại địa phương có thể thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sảnđĐối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích công ích thì Uỷ ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) cho các đối tượng thực hiện theo hình thức đấu giá để cho thuê với thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê tối đa 05 năm;
Liên quan đến tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Nguồn tiền này không được phép tự tiện sử dụng hoặc bất kỳ cá nhân tổ chức nào lợi dụng để trục lợi riêng mà chỉ khi có sự kiện phải sử dụng vì nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
3. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích có được cấp Sổ đỏ không?
Tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất gồm:
– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý:
+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất từng trường hợp khác nhau theo luật định;
+ Cá nhân đang là Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương;
+ Việc quản lý nguồn đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Còn kể đến, trường hợp người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý;
– Cá nhân thực hiện và có trách nhiệm quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn trên thực tế;
– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Nếu có phát sinh tình huống có người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;
– Phải kể đến trường hợp người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Vì một số lý do hợp lệ mà Nhà nước tiến hành thu hồi, và đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng nằm trong trường hợp này cũng không được cấp giấy chứng nhận;
– Đặc biệt, tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin;…
Theo nội dung đã trình bày thì đối với người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn sẽ không được chấp thuận yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Luật Đất đai năm 2013.
Đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật? Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng? Quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích?
Luật đất đai 2013 có quy định về đất sử dụng có thời hạn tại Điều 126 như sau.
Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.