Hiện nay có nhiều người muốn mua đất để đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Vậy có bắt buộc phải gia hạn đất nuôi trồng thuỷ sản hay không?
1. Có bắt buộc gia hạn đất nuôi trồng thủy sản hay không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục gia hạn sử dụng đất, xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất. Theo đó, hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp đàng trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất trên thực tế thì sẽ được quyền tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định cụ thể tại Điều 126 và Điều 210 của Luật đất đai năm 2013 mà không cần phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật đất đai năm 2013 có phân loại đất. Theo đó, căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai được phân thành nhiều loại. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm các loại đất như sau:
– Đất trồng cây hằng năm, trong đó bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác. Trong đó bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính, các loại nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt, trong đó bao gồm cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi các loài động vật khác được pháp luật cho phép, đất trồng trọt và đất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thí nghiệm, đất ươm tạo cây giống, đất ươm tạo con giống và đất nuôi trồng hoa/cây cảnh.
Theo đó thì có thể nói, đất nuôi trồng thủy sản là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các tổ chức, cá nhân được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản thì sẽ không bắt buộc phải thực hiện hoạt động gia hạn thời gian sử dụng đất khi đất nuôi trồng thuỷ sản hết thời hạn sử dụng.
2. Thời hạn giao đất để tổ chức sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản tối đa là bao nhiêu năm?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thời hạn sử dụng đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về đất sử dụng có thời hạn. Theo đó, thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, tổ chức và hộ gia đình hoặc cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại dịch vụ, làm các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì sẽ được xem xét và quyết định dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, cho thuê đất, tuy nhiên không được quá 50 năm. Đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn tuy nhiên khả năng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, cần thời gian dài hơn để thực hiện các dự án đó thì thôi hạn giao đất và cho thuê đất sẽ kéo dài không quá 70 năm. Đối với các dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê, hoặc các dự án kinh doanh nhà ở để cho thuê mua theo quy định của pháp luật thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư sẽ được xác định dựa trên thời hạn của dự án, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất sẽ được quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng đất, tuy nhiên không được vượt quá thời hạn do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 129 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về hạn mức giao đất. Theo đó, hạn mức giao đất đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Không quá 03 ha đối với mỗi loại đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không vượt quá 02 ha đối với mỗi loại đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Như vậy có thể nói, theo điều luật nêu trên thì thời hạn giao đất để tổ chức sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản tối đa sẽ được xác định là 50 năm.
3. Nghĩa vụ của những tổ chức sử dụng đất vào mục đích nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 170 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất. Theo đó, nghĩa vụ của những tổ chức sử dụng đất vào mục đích nuôi trồng thủy sản sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Sử dụng đất đúng mục đích, sử dụng đất đúng ranh giới của thửa đất, phù hợp với quy định của pháp luật, quá trình sử dụng đất cần phải đúng với quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, cần phải thực hiện đầy đủ các quy định về vấn đề bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất, đồng thời tuân thủ đầy đủ theo các quy định khác của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
– Thực hiện hoạt động kê khai đăng ký đất đai tại cơ quan có thẩm quyền, làm đầy đủ thủ tục trong quá trình chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ đất, đặc biệt là trong quá trình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, tuân thủ đầy đủ các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, những người có liên quan, các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội, không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhà nước;
– Tuân thủ theo quy định của pháp luật về việc tìm thấy hiện vật trong lòng đất;
– Giao lại đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục gia hạn sử dụng.
Theo đó thì có thể nói, tổ chức được giao đất để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản chắc cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chung của người sử dụng đất theo như phân tích nêu trên. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Đất nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nước ta. Tuy nhiên, việc xây nhà trên loại đất này lại tiềm ẩn nhiều vấn
đề về pháp lý và môi trường. Vậy đất nuôi trồng thủy sản có được phép xây nhà
không?
Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển là hình thức nuôi thủy sản từ khi thả giống đến khi thu hoạch đều được thực hiện ở biển. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển.
Hiện nay, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT quy định rất chi tiết việc thẩm định an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2019/NÐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Theo đó trường hợp không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, nhiều cá nhân hộ gia đình sống ở các môi trường ven biển đã có những hành vi tư ý nuôi trồng thủy hải sản trên biển. Vậy theo quy định hiện nay thì xử phạt nuôi trồng thủy sản trên biển chưa được cấp phép như thế nào?
Khi thành lập cơ sở nuôi trồng thủy sản thì cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản được pháp luật quy định như thế nào?
NTS, TSL, TSN là đất gì. Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nào. Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất không? Hạn mức của đất nuôi trồng thủy sản. Bảng khung giá đất nuôi trồng thủy sản. Đất nuôi thủy sản có được chuyển nhượng không?
Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản? Thẩm quyền giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển?
Quy định về việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản? Trình tự thủ tục để giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản?