Khi làm việc tại các doanh nghiệp, người lao động sẽ được chi trả lương theo thỏa thuận của các bên. Vậy với người giữ chức danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc có được trả lương?
1. Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc có được trả lương?
Căn cứ Điều 163 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc chi trả tiền lương, thù lao, thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc như sau:
– Dựa trên kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty có quyền trả thù lao, tiền thưởng cho Hội đồng quản trị; trả lương và thưởng cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cũng như người quản lý khác.
– Điều lệ công ty có quy định việc trả thù lao, lương thưởng cho Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc thì thực hiện theo điều lệ. Nếu điều lệ của doanh nghiệp không ghi nhận thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả như sau:
+ Thành viên Hội đồng quản trị sẽ được hưởng thù lao công việc và thưởng.
Căn cứ để tính thù lao công việc sẽ dựa trên số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày.
Hội đồng quản trị sẽ dựa tính mức thù lao cho từng thành viên trên cơ sở nguyên tắc nhất trí. Khi đó, Hội đồng quản trị sẽ dựa tính mức thù lao cho từng thành viên trên cơ sở nguyên tắc nhất trí.
Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng quản trị tại cuộc họp thường niên.
+ Mọi chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao của thành viên Hội đồng quản trị sẽ được thanh toán.
Đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: công ty sẽ chi trả tiền lương và thưởng. Hội đồng quản trị sẽ quyết định tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Các khoản thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị; khoản tiền lương của Giám đốc, tổng giám đốc và người quản lý khác sẽ được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.
Như vậy, dựa theo quy định trên thì Chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty và giám đốc vẫn được chi trả thù lao và tiền lương. Nếu trong điều lệ công ty hay quyết định của Đại hội đồng cổ đông có quy định về chế độ lương, thù lao và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng cổ đông thì dựa vào đó mà áp dụng.
2. Giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
– Đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (bao gồm hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi).
– Đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
– Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
– Đối tượng là công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Đối tượng là người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định.
Về chế độ bảo hiểm y tế:
Căn cứ khoản 6 Điều 12 Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH 2020 Luật bảo hiểm y tế quy định về đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế gồm:
– Đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
– Đối tượng người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.
– Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức.
– Đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định.
Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ Điều 43 Luật việc làm quy định đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Đồng thời, căn cứ khoản 24 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định người quản lý doanh nghiệp được hiểu là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng quản lý doanh nghiệp là giám đốc công ty có hưởng lương thì sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiêm y tế.
Còn đối với bảo hiểm thất nghiệp thì giám đốc công ty chỉ là đối tượng bắt buộc đóng nếu có giao kết hợp đồng lao động.
3. Tiền lương của Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc có được tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế gồm:
– Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động, cụ thể là:
+ Chi tiền lương, tiền công, các khoản chi phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán.
+ Chi trả các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
+ Chi trả tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động, nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
+ Các khoản tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ; thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Do đó, căn cứ vào quy định nêu trên có thể nếu công ty chi trả lương cho giám đốc thì vẫn được tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoại trừ trường hợp giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) hoặc là sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.
Luật việc làm năm 2013.
Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế.
Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm xã hội.
Giám đốc là người dẫn dắt và giám sát công ty theo quy định của pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc định hướng tầm nhìn và mục tiêu của công ty. Quyền hành của giám đốc có thể được đánh giá là vô cùng rộng. Vậy, giám đốc có thể ký hợp đồng lao động với chính mình hay không?
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội nhiều côn ty, doanh nghiệp tiến hành thực hiện việc tăng lương cho người lao động, đặc biệt là việc tăng lương cho Giám đốc, Tổng giám đốc công ty, doanh nghiệp. Vậy, hiện nay mẫu quyết định tăng lương cho Giám đốc, Tổng giám đốc công ty hiện nay được soạn thảo như thế nào?
Giám đốc, Tổng giám đốc là chức danh không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phần. Vậy quy định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần như thế nào?
Chồng là giám đốc, vợ làm phó giám đốc có hợp pháp không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài viết phân tích, làm rõ vấn đề này.
Hội đồng thành viên được thành lập trong công ty Trách nhiệm hữu hạn. Để tham gia vào điều hành, lãnh đạo cần bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên. Quyết định bổ nhiệm là căn cứ để xác định chủ thể được Hội đồng thành viên bầu, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của chức danh Chủ tịch HĐTV. Cùng tìm hiểu hình thức, nội dung và cách sử dụng mẫu quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tìm hiểu về giám đốc công ty? Hồ sơ thay đổi Giám đốc công ty? Thủ tục thay đổi giám đốc công ty? Lưu ý khi thay đổi giám đốc công ty?
Quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước? Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên?
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn? Vai trò của chức danh Giám đốc, Tổng Giám đốc? Quy định về việc bổ nhiệm, thuê, bầu, bãi nhiệm Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn? Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn? Thù lao, tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trách nhiệm hữu hạn?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, trường hợp giám đốc/Tổng giám đốc là người mà doanh nghiệp đi thuê thì Chủ tịch hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên sẽ là người ra quyết định bổ nhiệm vị trí này để điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là Quyết định về việc bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc điều hành công ty.