Cháu đích tôn là cụm từ được sử dụng từ lâu đời trong đời sống của người dân Việt nam. Tuy nhiên theo quy định pháp luật, các trách nhiệm hay quyền lợi của con cháu trong nhà lại không được phân biệt. Do đó, cháu đích tôn có trách nhiệm, quyền lợi gì trong quy định hưởng thừa kế?
1. Cháu đích tôn là gì?
Cháu đích tôn là con trai trưởng của người trưởng nam Theo từ điển Hán Nôm. Tất cả các thuật ngữ này được xác định về phía dòng họ nội của người được sinh ra. Người con trưởng được coi là trụ cột của gia đình, cũng như gánh vác các công việc chung trong dòng họ.
Theo dân gian, Cháu đích tôn hay còn gọi là đế lư hương. Do cái đế của chiếc lư hương dùng vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Từ đó ám chỉ đây là cháu trai cháu trai trưởng bên nội tức là được sinh ra đầu tiên của người con trai trưởng bên nội. Họ được mong đợi để có thể thờ phụng hương hỏa, hương khói cho ông bà tổ tiên. Trong khi con gái lớn thì gả chồng, không hương hỏa trong gia đình.
Quan niệm này được hình thành và duy trì qua nhiều thế hệ. Dần dần nó hình thành các suy nghĩ lối mòn, bắt buộc phải có con trai trong gia đình.
Trong trường hợp người con trai trưởng hoặc người con trai đầu không sinh được con trai thì người con trai thứ kế tiếp nếu sinh ra con trai thì bé trai này được xem là cháu đích tôn. Tức là xác định một cháu trai được sinh ra trong gia đình có trách nhiệm thay thế. Ngày xưa, cháu đích tôn cũng được ưu ái hơn trong các quyền lợi.
Thuật ngữ Cháu đích tôn trong giai đoạn hiện nay:
Quan niệm về “cháu đích tôn” đã hình thành từ xưa và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Các quan niệm gánh vác, làm chủ một gia đình. Họ được nuôi dạy, được ưu tiên trong các quyền lợi, được dạy dỗ tốt. Mọi người trong gia đình đều mong muốn có thể trông cậy, và họ sẽ gánh vác các công việc lớn trong gia đình.
Cháu đích tôn từ đó cũng có cách trách nhiệm, vai vế và trọng trách nhất định. Các áp lực được xác định trong công việc mà họ phải gánh vác khi đứng đầu, đại diện cho mọi người. Thuật ngữ này mang đến sức nặng cũng như áp lực lớn trong thời phong kiến hay trong thế kỷ 20. Hiện nay, luật bình đẳng giới có những tiến bộ, cho nên thuật ngữ này dần không được nhắc đến.
2. Trách nhiệm của cháu đích tôn:
Với định nghĩa như trên, Cháu đích tôn thể hiện ý nghĩa ngay trong tên gọi. Người này có vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên, hay việc quyết định các vấn đề chung trong gia đình. Bởi lẽ, cháu đích tôn chính là người nối dõi tông đường. Họ được dạy dỗ trong vấn đề quản lý, tháo vát để đại diện cho gia đình trong các công việc chung. Họ cũng có tiếng nói, có uy tín và sức mạnh trong gia đình.
Đặc biệt là trong các gia đình người Việt xưa, phải sinh được cháu trai để thờ cúng ông bà tổ tiên. Phải có cháu trai thì hương khói mới được thắp đều vào các ngày lễ, ngày dỗ, ngày tết,… Đây là các tư duy không tiến bộ trong xã hội, do đó cũng đang được thay đổi dần trong nhận thức của con người ở những năm gần đây. Tuy nhiên không thể phủ nhận nó vẫn chưa thoát ra khỏi các tục lệ phong kiến lâu đời của nước ta.
Theo dân gian, cháu đích tôn sẽ sống cùng ông bà và cha mẹ. Họ được giao quản lý gia đình, được thay mặt gia đình quyết định các vấn đề chung, các công việc chung. Căn nhà mà cháu đích tôn ở là nhà của cha mẹ, ông bà để lại và cũng là nơi họp mặt gia đình mỗi khi có dịp giỗ, tết hay các dịp lễ lớn khác. Dùng làm nhà thờ, và cháu đích tôn có nhiệm vụ thờ cúng ông bà tổ tiên.
3. Cháu đích tôn có được hưởng thừa kế theo di chúc?
Di chúc được để lại của người mất, nhằm xác định người được hưởng di sản theo ý chí của người mất.
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Các tài sản để lại có giá trị, và người mất muốn chỉ định đối tượng được quyền quản lý, sử dụng tài sản của mình. Đây là tâm nguyện của họ, cũng như được pháp luật công nhận.
– Cháu đích tôn là đối tượng cháu trai cả trong gia đình, vai vế được xác định với ông bà nội. Trong trường hợp có thể là ông, bà nội để lại di chúc đầy đủ các điều kiện theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 và thể hiện nội dung trong di chúc là Cháu đích tôn được hưởng phần tài sản nhất định nào đó thì cháu đích tôn sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc và được pháp luật công nhận.
Khi đó, họ có đầy đủ các quyền lợi theo quy định để nhận các di sản thừa kế. Miễn là đảm bảo các quyền lợi chia thừa kế cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế mà pháp luật quy định.
– Cháu đích tôn có quyền từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015. Miễn là đảm bảo không trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định.
Cháu đích tôn rơi vào một trong các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015. Đây là các trường hợp quy định cụ thể để tước bỏ quyền thừa kế di sản của các chủ thể có tên trong di chúc. Để đảm bảo yếu tố di nguyện, nguyện vọng của người đã mất. Pháp luật chỉ bảo vệ, công nhận các quyền lợi minh bạch, chính đáng.
Tuy nhiên, trong trường hợp ông, bà nội (người để lại di sản) đã biết được hành vi của Cháu đích tôn mà thuộc vào các trường hợp trên, nhưng vẫn cho họ được hưởng di sản theo di chúc thì Cháu đích tôn vẫn được hưởng di sản. Bởi các di nguyện được đáp ứng khi họ được phản ánh nguyện vọng của chính mình. Pháp luật tôn trọng các quyết định trong di chúc mà người mất để lại.
Lưu ý trong trường hợp quản lý di sản vào việc thờ cúng:
Đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015, phần di sản đó không được chia thừa kế. Cũng như di sản được sử dụng đảm bảo mục đích, ý nghĩa thờ cúng trong gia đình chung. Các thành viên gia đình đều có quyền lợi được sử dụng di sản trong mục đích chung mà cháu đích tôn đang thay mặt quản lý, chăm sóc.
Các di sản này được cháu đích tôn quản lý trong các trường hợp:
– Cháu đích tôn là người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Ông bà có nguyện vọng để cháu đích tôn được quản lý, cũng như mong muốn được hương hỏa, chăm sóc đúng nguyện vọng sau khi chết.
Nếu cháu đích tôn không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Phải đảm bảo việc quản lý, sử dụng vào đúng mục đích thờ cúng. Không ai có quyền quyết định, làm trái lại di nguyện đó, kể cả cháu đích tôn.
– Cháu đích tôn được những người thừa kế cử là người quản lý di sản thờ cúng trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định.
– Tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về Cháu đích tôn nếu phần di sản đó đang được cháu đích tôn quản lý.
Các quy định này đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể. Đồng thời thực hiện đúng di nguyện của người đã mất.
4. Cháu đích tôn có được hưởng thừa kế theo pháp luật?
Thừa kế theo pháp luật là việc xác định quyền, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015:
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Thừa kế theo pháp luật được xác định khi đủ các điều kiện về di chúc, di sản thừa kế.
Trong trường hợp ông bà nội không để lại di chúc cho cháu đích tôn thì di sản của họ sẽ được tiến hành áp dụng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015. Cháu đích tôn.
Cụ thể như sau:
Một là: Di sản thừa kế sẽ được tiến hành chia thừa kế theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Hai là: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Ba là: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, Cháu đích tôn thuộc vào hàng thừa kế thứ hai. Các đối tượng thuộc hàng thừa kế này chỉ được nhận thừa kế theo pháp luật khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất có thể do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì:
“trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, Cháu đích tôn có thể được nhận phần di sản thừa kế theo pháp luật của ông, bà nội thay cha nếu cha chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà. Phải xác định về thời điểm chết của người để lại di sản, người hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất. Tùy từng trường hợp mà cháu đích tôn mới nhận được di sản trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quyền, nghĩa vụ đại diện giữa anh, chị, em? Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu? Quyền, nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, đi ruột và cháu ruột? Quyền, nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng? Quyền, nghĩa vụ giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ?
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền móng, là môi trường đầu tiên và rất quan trọng cho sự phát triển của mỗi thành viên. Theo đó, hộ gia đình sẽ có quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật, các thành viên trong gia đình cũng có những đặc điểm, trách nhiệm, quyền lợi cụ thể.
Tôi muốn thế chấp một mảnh đất chủ sở hữu là hộ gia đình, cấp ngày 11/11/2014. Nhưng sổ hộ khẩu bị rách và tôi làm lại sổ hộ khẩu vào tháng 10/2014.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lăng mạ, xúc phạm thành viên gia đình ? Cấm không cho thành viên gia đình vào chỗ ở hợp pháp ?
Mẹ kế bắt nhin ăn và lăng mạ hai em thì sẽ bị xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật hiện nay ?
Quyết định số 32/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 05 năm 2014 về tiêu chí hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014 – 2015.
Nghị định 48/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. Các văn bản pháp luật hôn nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực tại Việt Nam.
Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ? Tư vấn một trường hợp cụ thể?