Các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho có điều kiện nhằm thể hiện về ý chí của người tặng cho muốn chuyển quyền sở hữu tài sản của mình khi người được tặng cho thực hiện một số điều kiện nhất định. Điều này cho phép người tặng giữ lại một số quyền quản lý hoặc kiểm soát đối với tài sản sau khi đã tặng cho người nhận. Qua bài viết dưới đây Luật Nam Thanh sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có.
Hợp đồng tặng cho có điều kiện là gì?
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Theo khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện: Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho
Như vậy, qua hai quy định trên, có thể thấy hợp đồng tặng cho có điều kiện là sự chuyển giao tài sản và chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác có điều kiện đi kèm.
>> Xem thêm: Tranh chấp tài sản khi đơn phương ly hôn
Điều kiện tặng cho
Theo khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, tặng cho tài sản cần đáp ứng điều kiện sau:
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho.
- Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, bên tặng cho có quyền yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ với điều kiện là những những nghĩa vụ này không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, thời điểm phát sinh nghĩa vụ này là trước hoặc sau khi tặng cho, theo đó:
- Trường hợp thứ nhất: Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho, theo đó, bên nhận tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực. Nếu sau khi bên nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện (theo quy định tại khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015)
- Trường hợp thứ hai: Điều kiện phát sinh sau khi tặng cho tức là hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Theo đó, sau khi nhận tặng cho, bên tặng cho mới thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015).
>>>> Xem thêm: Tranh chấp tài sản sau ly hôn là quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Hợp đồng tặng cho có điều kiện cần có cần công chứng, chứng thực
Theo Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho động sản, hợp đồng tặng cho tài sản là động sản có hiệu lực kể từ khi bên được tặng cho nhận tài sản trừ trường hợp có quy định khác. Đối với trường hợp tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ ngày đăng ký quyền sở hữu tài sản.
Như vậy có thể thấy nếu tài sản được tặng chỉ là động sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho không cần công chứng, chứng thực.
Trường hợp tặng cho là bất động sản, như sau:
- Thứ nhất, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng,
chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo
quy định của luật. - Thứ hai, hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu
bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực
kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hợp đồng tặng cho có điều kiện có đối tượng tài sản tặng cho là bất động sản bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Lưu ý khi thực hiện hợp đồng tặng cho có điều kiện
Mộtsố lưu ý quan trọng sau:
- Hợp đồng phải lập thành văn bản được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản để tránh việc hiểu nhầm hoặc nảy sinh tranh chấp.
- Cần phải xác định rõ tài sản được cho tặng ghi trong hợp đồng, mô tả chi tiết về tài sản được tặng và các điều kiện kèm theo.
- Xác định thời hạn cho việc thực hiện điều kiện và quy định rõ ràng về việc hợp đồng sẽ chấm dứt nếu điều kiện không được đáp ứng.
- Lưu trữ tất cả các thông tin, thư từ, hợp đồng hay bất kỳ tài liệu nào liên quan đến hợp đồng tặng có điều kiện để đảm bảo tính minh bạch và chính xác.
- Đối với tài sản được tặng cho là động sản phải đăng ký quyền sở hữu (phương tiện giao thông, tàu cá…) và bất động sản thì Hợp đồng tặng cho bắt buộc phải thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực.
>>>Xem thêm: Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu thì phải làm gì?
Luật sư tư vấn về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Theo Bộ Luật Dân sự 2015, việc tặng tài sản có điều kiện được điều chỉnh bởi những quy định cụ thể. Dưới đây là một số điểm quan trọng mà luật sư có thể tư vấn khi đề cập đến hợp đồng tặng tài sản có điều kiện:
- Tư vấn về cho tặng tài sản theo quy định Bộ luật Dân sự 2015
- Tư vấn về thực hiện hoặc hủy hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng cho tặng tài sản có điều kiện
- Hỗ trợ giải giải quyết nếu xảy ra tranh chấp khi tiến hành hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh về Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua Hotline 097 303 2038 để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!