Giấy ủy quyền đất cho con hiện nay được xem là văn bản thể hiện sự chấp thuận của cha mẹ cho phép con cái được sử dụng hợp pháp đất đai trên thực tế. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Bố mẹ ủy quyền đất cho con có được coi là di chúc hay không?
1. Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề thừa kế theo di chúc. Bên cạnh chế định thừa kế theo pháp luật, thì thừa kế theo di chúc cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 624 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận, di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho người khác sau khi cá nhân đó qua đời. Tuy nhiên để một di chúc được gọi là hợp tác thì di chúc đó cần phải đáp ứng được những điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
– Người lập di chúc phải đáp ứng điều kiện về trí lực, phải minh mẫn và sáng suốt trong quá trình lập di chúc, người lập di chúc không bị lừa dối hoặc cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, di chúc không được đựng những nội dung đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 627 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức của di chúc. Theo đó thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập thành văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Nhìn chung thì di chúc bằng văn bản sẽ bao gồm những loại di chúc cơ bản sau đây: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng tại tổ chức công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra thì di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là kể từ thời điểm người viết di chúc qua đời. Vì vậy di chúc và ủy quyền là 02 chế định hoàn toàn khác nhau. Cần phải phân biệt và nhận diện rõ ràng để không bị nhầm lẫn.
2. Bố mẹ ủy quyền đất cho con có được coi là di chúc không?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Bố mẹ ủy quyền đất cho con có được coi là di chúc hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về di chúc và hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên trước tiên có thể khẳng định, chế định ủy quyền và chế định di chúc là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành thì hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Hợp đồng ủy quyền hết hạn theo sự thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong hợp đồng;
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành trên thực tế;
– Bên ủy quyền và bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo nguyện vọng của các bên căn cứ theo quy định tại Điều 569 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền qua đời, hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết.
Bên cạnh đó cũng căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 theo như phân tích ở trên thì có thể nói, khác với uỷ quyền, di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho người khác sau khi cá nhân đó chết. Trong khi đó giấy ủy quyền lại là văn bản, trong đó cá nhân, hoặc người đại diện hợp pháp của pháp nhân tiến hành hoạt động ủy quyền cho người khác đại diện mình để thực hiện hoạt động xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh, vì lợi ích của bên ủy quyền. Chủ thể ủy quyền bằng hành vi pháp lý đơn phương của mình thực hiện hoặc ghi nhận việc ủy quyền và chị địt người được ủy quyền trên thực tế. Như vậy có thể nói, cha mẹ có thể ủy quyền sử dụng đất cho con cái, tuy nhiên giấy ủy quyền này sẽ không được coi là di chúc, và quan hệ ủy quyền sẽ chấm dứt khi người ủy quyền qua đời. Vì vậy cho nên, nếu không để lại di chúc trên thực tế thì khi cha mẹ chết đi, quyền sử dụng đất đó sẽ được chia theo pháp luật cho những người đồng thừa kế, chứ mảnh đất đó sẽ không đương nhiên thuộc về người được ủy quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì di sản thừa kế này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, trước hết sẽ được chia thừa kế cho hàng thừa kế thứ nhất căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy có thể nói, bố mẹ ủy quyền đất cho con sẽ không được coi là di chúc. Bố mẹ chỉ lập giấy ủy quyền đất cho con và không có nội dung cụ thể là chuyển giao quyền sử dụng đất đó cho con cái sau khi bố mẹ mất. Hơn nữa giấy ủy quyền này khi rơi vào một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ không còn hiệu lực. Do đó, không thể coi giấy ủy quyền sử dụng đất là di chúc.
3. Có thể dùng giấy ủy quyền để thay thế di chúc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng ủy quyền. Theo đó thì hợp đồng ý quyền là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền và vì lợi ích của bên uỷ quyền, bên ủy quyền phải chi trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu như các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 563 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn ủy quyền. Theo đó thời hạn ủy quyền cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật có quy định, Nếu như các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực một 01 được tính kể từ ngày xác lập hoạt động ủy quyền trên thực tế. Như vậy có thể nói, hợp đồng ủy quyền được coi là sự thoả thuận giữa các bên, thời hạn của hợp đồng ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật có quy định cụ thể, nếu như không có quy định thì hợp đồng ý quyền đương nhiên có hiệu lực trong khoảng thời gian 01 năm. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn đại diện. Theo đó thì đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt trong trường hợp, người được đại diện hoặc người đại diện là cá nhân qua đời, hoặc người được đại diện và người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại và chấm dứt hoạt động trên thực tế. Như vậy kể từ thời điểm bố mẹ qua đời thì giấy ủy quyền đất cho con cũng sẽ hết hiệu lực, con cái trong trường hợp này sẽ không có bất cứ quyền hạn nào khi bố mẹ mình mất đối với bất động sản đó.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 624 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về di chúc. Theo như phân tích ở trên thì di chúc và ủy quyền là 02 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Vì vậy cho nên, cá nhân không thể dùng giấy ủy quyền thay thế di chúc để thực hiện nhận quyền thừa kế của mình trên thực tế. Nếu như chỉ có giấy ủy quyền mà không có di chúc, thì sau khi người ủy quyền qua đời, cần phải tiến hành hoạt động chia di sản thừa kế theo pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền:
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay, trong quá trình giao kết hợp đồng ủy quyền, thì bên ủy quyền sẽ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quyền của bên được uỷ quyền:
– Có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền trên thực tế;
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền và hưởng thù lao theo sự thỏa thuận của các bên.
Thứ hai, nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
– Thực hiện công việc theo ủy quyền theo như sự thỏa thuận của các bên và báo cáo cho bên ủy quyền biết về quá trình thực hiện công việc đó;
– Báo cáo cho người thứ ba trong quan hệ ủy quyền về phạm vi ủy quyền và thời gian, sửa đổi hoặc bổ sung phạm vi ủy quyền so với nội dung ban đầu;
– Bảo quản và giữ gìn tài liệu được giao để thực hiện hoạt động ủy quyền;
– Giữ gìn bí mật thông tin mà mình biết được trong suốt quá trình thực hiện hoạt động và thực hiện công việc ủy quyền;
– Giao lại cho bên ủy quyền những tài sản đã nhận được và lợi ích thu được trong hoạt động ủy quyền theo sự thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật;
– Phải bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Thứ ba, quyền của bên ủy quyền:
– Có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền trên thực tế;
– Yêu cầu bên được ủy quyền giao tài sản và lợi ích thu được từ công việc ủy quyền theo sự thỏa thuận của các bên;
– Bồi thường thiệt hại nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 565 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thứ tư, nghĩa vụ của bên ủy quyền:
– Cung cấp đầy đủ thông tin và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc ủy quyền;
– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
– Thanh toán chi phí hợp lý cho bên được ủy quyền khi họ đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu như các bên có thỏa thuận về vấn đề thù lao.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
Hiện nay, việc lập di chúc có rất nhiều cách. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết một số trường hợp về việc ai không được làm người làm chứng cho việc lập di chúc.
Một trong những hình thức của di chúc đó là lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Vậy người thừa kế có được là người làm chứng di chúc không?
Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không nắm rõ quy định pháp luật dẫn đến việc ghi các thông tin trong di chúc không rõ ràng. Trường hợp di chúc không ghi rõ thông tin thì có hợp pháp không?
Bố mẹ muốn ủy quyền cho con đi lập di chúc thay tại văn phòng công chứng có được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và cung cấp các quy định pháp luật về việc lập di chúc một cách hợp pháp.
Nhắc đến di chúc thì mọi người thường nghĩ đến trường hợp người cao tuổi nay bị bệnh nặng mong muốn được để lại tài sản cho con cháu trước khi họ qua đời. Vậy câu hỏi đặt ra: Ai có quyền lập di chúc? Và người dưới 18 tuổi có được lập di chúc hay không?
Theo nhu cầu và mong muốn của người lập di chúc, sau khi lập di chúc xong họ muốn bổ sung thêm người thừa kế di sản có được không? Cách thêm người thừa kế vào di chúc đã được công chứng như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng sẽ do vợ chồng toàn quyền định đoạt. Quy định lập di chúc với tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Di chúc là việc một người để lại tài sản của mình cho một người khác sau khi họ qua đời. Vậy câu hỏi đặt ra: Lập di chúc có lồng ghép thêm điều kiện thì di chúc đó có giá trị pháp lý hay không?
Hiện nay, pháp luật dân sự thừa nhận hình thức di chúc được thể hiện thông qua văn bản hoặc di chúc bằng miệng. Vậy, di chúc được soạn và lưu trên máy tính thì có giá trị không? Nếu di sản trên máy tính không có giá trị thì chia theo cách nào?