Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh. Vì vậy, hiện tượng vi phạm pháp luật ngày càng diễn ra phổ biến. Giai đoạn khởi tố chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Cùng tìm hiểu về khởi tố qua bài viết dưới đây.
1. Khởi tố là gì?
Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, theo đó cơ quan tư pháp hình sự sẽ tiến hành xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền cũng ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự có liên quan tới hành vi này.
Khởi tố hay khởi tố hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra nên nó có chức năng chính là thực hiện nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức đối với việc điều tra vụ án hình sự.
Khởi tố bắt đầu từ thời điểm nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự có liên quan tới hành vi đó.
Khởi tố vụ án hình sự cũng được xem là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong giai đoạn tiếp theo là giai đoạn điều tra. Khởi tố hình sự cùng với các giai đoạn tiếp theo trong tố tụng hình sự sẽ góp phần hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội.
2. Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS gồm 05 giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. V.I. Lênin nói rằng: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt… hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì trừng phạt nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện”. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện tội phạm, người phạm tội, hay nói cách khác: tầm quan trọng của giai đoạn khởi tố trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng. Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm (tố giác của công dân; tin báo của cơ quan tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu phạm tội; người phạm tội tự thú) và kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự mà quyết định này không bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án, bắt đầu giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nói cách khác quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý để tiến hành điều tra. Trong khi quyết định không khởi tố vụ án hình sự là căn cứ chấm dứt mọi hoạt động tố tụng, đình chỉ giải quyết vụ việc.
Về khái niệm khởi tố vụ án hình sự là gì, đã có rất nhiều sách, giáo trình đưa ra một số định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa trong Từ điển luật học: “Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm”
GS. TS. Lê Cảm trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự phần chung” thì định nghĩa khởi tố vụ án hình sự như sau: “khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, được thực hiện kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra, xác minh những tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức, công dân hoặc tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong trường hợp người phạm tội đầu thú, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự”.
Tại Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Đại học Luật Hà Nội, có đưa ra định nghĩa: “khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự”
Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Đại học Luật Cần Thơ cũng đưa ra định nghĩa của khởi tố vụ án hình sự như sau: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự”.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm khởi tố vụ án hình sự như sau:
Tác giả Somexai Keomane tại luận văn thạc sĩ Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh” của mình đưa ra khái niệm: “Khởi tố vụ án hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự”
Tác giả Trần Thị Ngọc Lê tại luận văn thạc sĩ “Kiểm sát việc Khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” đưa ra khái niệm: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, áp dụng một số hoạt động điều tra, xác minh ban đầu và ra quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự”
Trong bài viết “Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự” của tác giả Mai Thanh Hiếu trên tạp chí Nghề Luật số 01/2010 thì định nghĩa khởi tố vụ án hình sự như sau: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, được thực hiện kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra, xác minh những tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức, công dân hoặc tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong trường hợp người phạm tội đầu thú, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự”.
Tuy có sự khác nhau nhưng những khái niệm trên đều có chung quan điểm rằng: khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của hoạt động tố tụng hình sự; trong đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng điều tra, xác minh xem có hay không có dấu hiệu của tội phạm; cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở điều tra xác minh của mình mà ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm, hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự nếu không có dấu hiệu của tội phạm, hoặc có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó không đáng kể. Quyết định khởi tố vụ án hình sự, hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự là một văn bản pháp lý quan trọng để làm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo (nếu có).
Kế thừa, học hỏi từ những khái niệm, phân tích nói trên, tác giả đưa ra khái niệm khởi tố vụ án hình sự như sau:
“khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn tố tụng hình sự mà trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh có hay không có tội phạm và tội phạm đó có đủ điều kiện khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, làm cơ sở cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo”.
3. Phân biệt giữa khởi tổ vụ án và khởi tố bị can:
Khởi tố vụ án và khởi tố bị can là hai hoạt động trong tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án và khởi tố bị can có điểm giống nhau đều là quyết định bắt đầu điều tra công khai theo trình tự thủ tục TTHS, nhưng khác nhau về thời điểm, yêu cầu và căn cứ khởi tố
Tố giác của cá nhân;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát;
– Hội đồng xét xử.
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát.
– Giai đoạn khởi tố;
– Giai đoạn điều tra;
– Giai đoạn truy tố;
– Giai đoạn xét xử.
– Giai đoạn điều tra;
– Giai đoạn truy tố.
Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành hai quyết định này cùng một thời điểm ngay khi xác định tại sự việc, sự kiện phạm tội có dấu hiệu tội phạm thì cũng đồng thời xác định được ngay người thực hiện hành vi phạm tội. (như trường hợp bắt tội phạm quả tang)
4. Quyền hạn và trình tự, thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
Thứ nhất, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
Thứ hai, bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
Thứ ba, người đại diện của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Sau khi Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn bị điều tra, trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó phải có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận, thực hiện việc đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công vụ giải quyết vụ án, vụ việc.
Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo quy định thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm theo quy định thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.
Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Ngoài ra, trách nhiệm trong việc thực hiện một số hoạt động của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng được quy định cụ thể tại Thông tư này.
Cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc phải báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành tố tụng mà người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tham gia tối thiểu 24 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc, 48 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc trước ngày tiến hành hoạt động tố tụng. Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhất trí với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thời hạn sớm hơn thì việc thực hiện các hoạt động tố tụng được thực hiện theo thỏa thuận đó.
Khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố phải thực hiện theo quy định của điểm c khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra đồng ý cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vào biên bản lấy lời khai.
Khi kết thúc việc lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, câu trả lời của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.
Lưu ý: Khi người bào chữa đề nghị, Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực tế của người bào chữa tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Khởi tố vụ án hình sự là một trong các giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng trong vụ án hình sự. Vậy quy định hình thức, thời hạn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự như thế nào?
Khởi tố vụ án hình sự là gì? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự? Khi nào có quyết định khởi tố vụ án hình sự? Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Người phạm tội đã chết có khởi tố vụ án được không? Quy định về việc khởi tố vụ án trong trường hợp bị can đã chết?
Khởi tố vụ án hình sự là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
Giai đoạn khởi tố bị can có những vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, vì nhiều nguyên nhân mà cần bổ sung quyết định khởi tố bị can. Vậy, Mẫu phê chuẩn bổ sung quyết định khởi tố bị can (Mẫu 88/HS) bao gồm những nội dung gì?
Quy định về khởi tố vụ án hình sự? Quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự? Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là gì? Quyết định không khởi tố vụ án hình sự? Mẫu đơn quyết định không khởi tố vụ án tham khảo?
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Trình tự thực hiện khởi tố vụ án hình sự?
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định của một số các quốc gia trên thế giới: Hòa kỳ, Trung Quốc? Nhận xét sơ bộ về các quy định này?
Các tội phạm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu? Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu, không yêu cầu, rút yêu cầu khởi tố?