Nếu như kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là văn bản khởi đầu cho hoạt động trực tiếp kiểm sát của Viện kiểm sát thì kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân là văn bản cuối cùng, kết thúc hoạt động kiểm sát của cơ quan này.
1. Kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân là gì?
Thi hành án hình sự là việc các các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân có liên quan đưa bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế. Từ khái niệm trên có thể rút ra các đặc điểm của thi hành án hình sự như sau:
Một là, thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự, phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Hai là, mục đích của hình phạt chỉ có thể được thực hiện thông qua thi hành án hình sự. Ngoài ra, thi hành án hình sự còn có mục đích: đưa vào cuộc sống một cách đúng đắn và đầy đủ mọi nội dung của hình phạt đã được Tòa án phán quyết trong bản án.
Ba là, thi hành án hình sự trước hết được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội.
Bốn là, trong quá trình thi hành, các cơ quan thi hành án tác động trực tiếp tới đối tượng phải thi hành án để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án.
Kiểm sát việc thi hành án hình sự là một trong những công tác quan trọng, thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm: Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người chấp hành án không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là phương thức kiểm sát được ghi nhận trong quy chế kiểm sát thi hành án hình sự, là hoạt động của Viện kiểm sát các cấp đột xuất hoặc đình kỳ thành lập Đoàn kiểm soát và thực hiện kiểm sát toàn bộ hoặc một số nội dung trong công tác thi hành án.
Kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã là văn bản do Viên kiểm sát ban hành ghi nhận lại toàn bộ kết quả kiểm sát của Đoàn kiểm sát, những đánh giá, ý kiến của Viện kiểm sát sau quá trình kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu sổ sách, các báo cáo, văn bản, tài liệu và hồ sơ liên quan đến công tác thi hành án hình sự; làm việc với một số cán bộ liên quan; yêu cầu người có liên quan giải trình và tiến hành xác minh, đồng thời thông qua trao đổi, tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo kết luận, dự thảo kiến nghị, dự thảo kháng nghị (nếu có).
Trực tiếp kiểm sát là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật, ví dụ, tại khoản 2, Điều 167 Luật Thi hành án hình sự nêu rõ: “Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại.”
Kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân là văn bản bắt buộc Viện kiểm sát phải lập khi tiến hành trực tiếp kiểm sát, nội dung được ghi nhận trong kết luận là những nội dung được xây dựng dựa trên quá trình kiểm sát, khách quan và trung thực, các ưu điểm là cơ sở để Ủy ban nhân dân tiếp tục phát huy, những hạn chế, nguyên nhân là cơ sở để ủy ban nhân dân khắc phục, giải quyết, đây cũng là văn bản để Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp nắm bắt được tình hình, đưa ra những định hướng, phương hướng khắc phục vướng mắc, khó khăn trong thời gian tới, nhằm đảm bảo hoạt động thi hành án của Ủy ban nhân dân đạt hiệu quả cao.
2. Mẫu kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT………………………….[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../KL-VKS…-…[3]
…………, ngày …………… tháng…………..năm 20………..
KẾT LUẬN
Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại
Ủy ban nhân dân…………..[4] ………………
Căn cứ các điều 5, 25 và 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 và Điều 143 Luật Thi hành án hình sự;
Căn cứ Quyết định số….…..ngày……tháng……năm……của Viện trưởng Viện kiểm sát…2…về trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân….4….;
Viện kiểm sát …………..2…………… có các ông (bà):
(1) Ông (Bà):…………..……….; Chức vụ/chức danh:…….……Trưởng đoàn;
(2) Ông (Bà):………..……….; Chức vụ/chức danh:………………Thành viên;
(3)…………….
tiến hành trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân……..4 ……, thời gian từ ngày ………… đến ngày …………
Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân…………..4 ……báo cáo tình hình chấp hành pháp luật trong thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân…….4 ……, thời điểm từ ngày……..đến ngày………, Đoàn đã trực tiếp….…[5]…..; thông qua trao đổi, tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo kết luận, dự thảo kiến nghị, dự thảo kháng nghị (nếu có), có kết luận như sau:
A. SỐ LIỆU
(Có phụ lục kèm theo)
B. TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
I. ƯU ĐIỂM
1.Tình hình chấp hành pháp luật của Ủy ban nhân dân…4……
1.1.Về việc tiếp nhận hồ sơ
1.2.Về công tác quản lý, giám sát, giáo dục
1.3.Về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật
2.Tình hình chấp hành pháp luật của cơ quan liên quan
(Cơ quan thi hành án hình sự, Tòa án và các cơ quan khác)
II. NHỮNG VI PHẠM, TỒN TẠI
Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu trên, qua công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân…………..4…………, Viện kiểm sát….2…. phát hiện một số vi phạm, tồn tại như sau:
1. Vi phạm, tồn tại của Uỷ ban nhân dân…..4……
1.1.Về việc tiếp nhận hồ sơ
1.2.Về công tác quản lý, giám sát, giáo dục
1.3.Về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Vi phạm, tồn tại của cơ quan liên quan
(Cơ quan thi hành án hình sự, Tòa án và các cơ quan khác)
Lưu ý: Nêu rõ các dạng vi phạm, tồn tại phát hiện, số lượng mỗi dạng vi phạm, tồn tại đã phát hiện và viện dẫn điều luật bị vi phạm.
3. Nguyên nhân của những vi phạm, tồn tại
3.1.Nguyên nhân khách quan
3.2.Nguyên nhân chủ quan
Kết luận được công bố trước……..4……….ngày …………Đối với những vi phạm, tồn tại nêu tại mục II phần B trong Kết luận này, Viện kiểm sát……2 …. sẽ ban hành văn bản kiến nghị, văn bản kháng nghị riêng./.
Nơi nhận:
– UBND………4…….(để thực hiện);
– VKS …..1……. (để báo cáo);
– UBND cấp huyện (để chỉ đạo);
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát
VIỆN TRƯỞNG[6]
3. Hướng dẫn mẫu kết luận trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Ủy ban nhân dân cấp xã được kiểm sát
[5] Ghi rõ những nội dung đã thực hiện: nghiên cứu sổ sách, các báo cáo, văn bản, tài liệu và hồ sơ liên quan đến công tác thi hành án hình sự; làm việc với một số cán bộ liên quan; yêu cầu người có liên quan giải trình và tiến hành xác minh
[6] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2019
Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Thi hành án hình sự chính là giai đoạn cuối cùng trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó buộc người bị xử phạt tù phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã quyết định. Các cơ quan Nhà nước có những ý nghĩa to lớn đối với việc quản lý thi hành án hình sự.
Gửi đồ vào tù như thế nào? Đi tù được gửi thư về nhà không? Phạm nhân được gặp người thân bao lâu một lần? Những người được vào tù thăm phạm nhân?
Đối với việc kiểm sát việc thi hành án hình sự cần phải được lập thành kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự. Vậy mẫu kế hoạch kiểm sát việc thi hành án hình sự có nội dung như thế nào?
Hiện nay, để bảo đảm cho mọi quyết định thi hành án phạt tù phải được tổ chức thi hành theo đúng quy định của pháp luật, các vi phạm trong việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù phải được phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời. Chính vì điều này mà việc kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự rất được coi trọng.
Khi uỷ thác thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền phải ra thông báo về việc tiếp nhận kiểm sát uỷ thác thi hành án hình sự. Vậy mẫu thông báo việc tiếp nhận kiểm sát uỷ thác thi hành án hình sự là gì? Mẫu thông báo tiếp nhận uỷ thác thi hành án hình sự bao gồm những nội dung gì?
Trong hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự, Tòa án hoặc các cơ quan khác tự kiểm tra thi hành án hình sự tại cơ quan đó, hoạt động yêu cầu này được thể hiện bằng văn bản, có tên gọi là Yêu cầu tự kiểm tra thi hành án hình sự, thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.
Ủy ban nhân dân cấp xã cũng là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc thi hành án án treo, phạt cảnh cáo, phạt cấm cư trú,… Chính vì cũng được xem là một cơ quan thực hiện chức năng thi hành án, do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Viện kiểm sát kiểm sát việc thi hành án hình sự.
Quyền hạn đặc trưng nhất của Viện kiểm sát là kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự, điều này được thể hiện qua văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền.
Nếu như pháp luật trao quyền cho Tòa án là chủ thể có quyền ra quyết định thi hành án hình sự, thì Viện kiểm sát với vai trò là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định này.