KHI NÀO THÌ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
Chủ thể có hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Việc xác định mức bồi thường vật chất và tinh thần có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại đều được bồi thường, người bị thiệt hại phải chứng minh có thiệt hại thực tế và phải nằm trong phạm vi thiệt hại mà pháp luật quy định. Bài viết sau đây Luật Nam Thanh sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều kiến thức pháp lý liên quan đến vấn đề này.
Điều kiện để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có thể được bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm khi đáp ứng được 03 điều kiện cần và đủ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về sức khỏe. Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế, có thể định lượng được bằng tiền.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng. Hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho bạn.
Thứ ba, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại: Mối liên hệ nhân quả thể hiện ở chỗ thiệt hại phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu không có hành vi trái pháp luật thì sẽ không có thiệt hại xảy ra.
Lưu ý:
- Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm
- Mức độ thiệt hại
- Tình trạng kinh tế của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
- v.v.
- Việc xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có thể do hai bên tự thỏa thuận hoặc do tòa án quyết định.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành
>>>>>Xem thêm: Quy trình xử lý kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý một số quy định khác về thời hạn khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
- Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động: Người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp người bị thiệt hại mất một phần khả năng lao động: Người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất một phần khả năng lao động cho đến khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp người bị thiệt hại bị thương: Người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm bị thương cho đến khi khỏi hẳn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cách tính bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất; chi phí của người chăm sóc người bị thiệt hại và các thiệt hại khác. Được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) theo đó việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự như sau:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
Bao gồm:
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;
- Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;
- Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
Được xác định như sau:
- Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
- Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);
- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (được xác định như đối với người bị thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất);
- Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
>>>>>Xem thêm: Khi nào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm về hình thức được công nhận?
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm
Liên hệ trực tuyến
Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, hình thức tư vấn trực tuyến qua hotline giúp tiết kiệm tối đa chi phí, khách hàng vừa có thể nhận được những tư vấn cụ thể, chi tiết vừa không cần phải trực tiếp đến văn phòng công ty. Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 097 303 2038. Ngoài ra, Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
- Email: namthanhlawfirm1999@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Nam Thanh
- Website: namthanhlawfirm.com
Liên hệ trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Luật sư Dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: namthanhlawfirm1999@gmail.com