Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới nhất
Bên cạnh những loại hợp đồng thông dụng như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp,… pháp luật Việt Nam còn có quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là gì và những điều cần biết liên quan đến loại hợp đồng này được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Thanh sẽ cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề nói trên.
Khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả
Để hiểu được khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả thì trước tiên cần biết “quyền tác giả là gì?”. Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định về khái niệm quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; có căn cứ để chống lại hành vi sao chép, trình diễn tác phẩm bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, theo chế định về chuyển nhượng quyền tác giả được quy định tại Mục I Chương IV Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, chuyển nhượng quyền tác giả được hiểu là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Quyền tài sản, hoặc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình của tổ chức phát sóng cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Còn một số quyền nhân thân khác như: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả thì không được chuyển nhượng.
Trường hợp đặc biệt cần lưu ý là nếu đối tượng được chuyển nhượng có đồng chủ sở hữu, nghĩa là thuộc sở hữu của từ hai chủ thể trở lên thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp đồng chủ sở hữu mà tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình có phần riêng biệt thì chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng phần riêng biệt của mình mà không cần có sự thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu còn lại.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có thể hiểu là sự thỏa thuận của các bên, mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho tổ chức, cá nhân khác là bên được chuyển nhượng.
>>>Xem thêm: Không còn quốc tịch Việt Nam “Việt Kiều” có được nhận tặng cho bất động sản không?
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới nhất
Click để tải tại đây: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên cũng như khẳng định vị trí độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản (khoản 1 Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng có đối tượng rất đặc biệt, đó là một số quyền nhân thân và quyền tài sản nhất định cho nên khi được chuyển giao thì bên được chuyển giao cũng không thể nắm giữ thực tế đối tượng này, hiểu một cách đơn giản thì đây là tài sản vô hình. Chính vì thế để bảo vệ quyền lợi cho các bên, pháp luật đã quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên mà hình thức này có thể là văn bản thường hoặc văn bản có công chứng, chứng thực.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả thể hiện rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình chuyển nhượng. Ngoài ra hợp đồng còn là một căn cứ vững chắc cho việc xác định phạm vi chuyển nhượng, thời hạn chuyển nhượng, vấn đề về bồi thường thiệt hại, và các điều khoản khác liên quan đến giao dịch chuyển nhượng quyền tác giả. Việc lập thành hợp đồng chuyển nhượng sẽ giúp giảm thiểu tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Tương tự với các hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng: Là cơ sở pháp lý cần thiết mà theo đó quyền tác giả được chuyển giao;
- Giá, phương thức thanh toán: Giá cả chuyển nhượng hoàn toàn do các bên tự thoả thuận. Ngoài việc thoả thuận về giá cả thì các bên trong hợp đồng còn có thể thoả thuận về phương thức thanh toán tức là cách thức thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng: Các bên có thể thoả thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng của hợp đồng, liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, phạm vi của hợp đồng… Quyền và nghĩa vụ được thoả thuận đặt ra là căn cứ để xác định các bên có thực hiện đúng hợp đồng hay không.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Khi hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đó. Các bên trong hợp đồng phải tuân thủ các nội dung đã ký kết và khi có một bên vi phạm hợp đồng sẽ bị áp dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, buộc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc các bên cũng có thể thoả thuận vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại.
- Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả thuận thêm về các nội dung khác như hình thức chuyển nhượng, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, phương thức giải quyết tranh chấp,…
>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê KOL Marketting online mới nhất
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng
Liên hệ trực tuyến
Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, hình thức tư vấn trực tuyến qua hotline giúp tiết kiệm tối đa chi phí, khách hàng vừa có thể nhận được những tư vấn cụ thể, chi tiết vừa không cần phải trực tiếp đến văn phòng công ty. Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 097 303 2038. Ngoài ra, Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
- Email: namthanhlawfirm1999@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Nam Thanh
- Website: namthanhlawfirm.com
Liên hệ trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Luật sư Dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
>>>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa mới nhất
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: namthanhlawfirm1999@gmail.com