Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, hiện nay sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Một số chủ thể kinh doanh thay vì cầm cự cùng covid đã chọn cách tạm ngừng kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định để giảm thiểu thấp nhất các rủi ro. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động của mình trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn tạm ngừng doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động bình thường. Đây là một trong các giải pháp thông minh của người kinh doanh thay vì chính thức đặt dấu chấm hết cho doanh nghiệp. Để thực hiện biện pháp này doanh nghiệp nói riêng, các chủ thể kinh doanh nói chung cần thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020, gồm các bước:
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
- Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nhận Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
>>>>Xem thêm: Hết thời hiệu khởi kiện thì phải làm sao?
Hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định tạm ngừng kinh doanh
Việc tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên để bảo đảm sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện theo đúng các thủ tục, quy trình như pháp luật đã quy định, trường hợp vi phạm sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý tương ứng, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính từ 1 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP khi tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh trong trường hợp đã tạm ngừng kinh doanh 01 năm nhưng không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Một số lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh của mình doanh cần lưu ý một số vấn đề để tránh khỏi những vi phạm và phải chịu những hậu quả không cần thiết.
>>>>Xem thêm: Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho có điều kiện
Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh không đồng nhất với việc doanh nghiệp chấm dứt các nghĩa vụ luật định của mình, theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo các nghĩa vụ như:
- Nộp đủ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
- Thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa
Như đã phân tích, tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo đúng các quy định pháp luật mà nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo quyền quản lý của nhà nước trong nền kinh tế. Theo đó, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không quá 01 năm. Sau khi hết hạn sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng kinh doanh
Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, các chủ thể kinh doanh không đương nhiên được khôi phục hiện trạng kinh doanh, muốn quay trở lại thì trường thì phải thực hiện thông báo hoạt động trở lại theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn/Giấy xác nhận về việc chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
>>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục kiện đòi công nợ của doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh liên quan đến trình tư, thủ tục thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua hotline 097 303 2038 để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!