Tranh chấp tài sản sau ly hôn là quyền sử dụng đất hộ gia đình là tranh chấp phát sinh khi các cá nhân không tự thống nhất về việc phân chia tài sản hộ gia đình khi ly hôn. Khi đó, việc xác định quyền sở hữu và phân chia công bằng giá trị quyền sử dụng đất của hộ gia đình khi ly hôn là một vấn đề phức tạp. Hiểu được vấn đề này bài viết dưới đây của Luật Nam Thanh sẽ cung cấp đến quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.
Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của hộ gia đình
Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản của hộ gia đình gồm tài sản mà các thành viên trong gia đình cùng đóng góp, tạo lập nên và những tài sản khác được xác định thuộc quyền sở hữu chung của hộ gia đình.
Quyền sử dụng, chiếm hữu và quyết định về tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trong trường hợp tài sản liên quan đến bất động sản, động sản có đăng ký hoặc tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình, thỏa thuận phải được đạt được từ tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trừ khi có quy định khác trong luật.
Trong trường hợp các thành viên trong hộ gia đình không có thỏa thuận về việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt về tài sản chung của thì việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt trên áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015.
Đồng thời, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 19 tháng 5 năm 2014 khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, trang 1 của giấy chứng nhận sẽ được ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
>>>Xem thêm: Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu thì phải làm gì?
Tài sản chung của hộ gia đình được phân chia như thế nào?
Tài sản của vợ chồng là tài sản của hộ gia đình vì vậy khi ly hôn, tài sản trên sẽ được phân chia theo quy định chia tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình. Theo Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, nếu có thỏa thuận của các thành viên trong hộ gia đình, việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ căn cứ theo thỏa thuận đó. Ngoài ra, trường hợp phân chia tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên của hộ gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trong trường hợp các thành viên trong hộ gia đình không có thỏa thuận về vấn đề trên, tài sản của hộ gia đình sẽ được xác định là tài sản chung theo phần. Do đó, khi ly hôn, vợ, chồng có thể yêu cầu hộ gia đình phần chia phần tài sản đó. Trong trường hợp này, việc phân chia tài sản tài sản sẽ được căn cứ theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
- Trường hợp tài sản của hộ gia đình có thể phân chia thì vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó;
- Khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung tài sản của hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
>>>Xem thêm: Bị hại có đơn xin giảm án cho bị cáo có được coi là tình tiết giảm nhẹ?
Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn là đất của hộ gia đình
Thẩm quyền giải quyết
Tranh chấp tài sản khi ly hôn là tranh chấp dân sự, theo khoản 1 Điều 28, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có tranh chấp dân sự xảy ra, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
- Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nếu không có thỏa thuận nào khác);
- Đối với tranh chấp mà có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì do Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết;
- Trong trường hợp tài sản tranh chấp là bất động sản, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi có bất động sản.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi khởi kiện
Để khởi kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn là quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần chuẩn bị như sau:
Soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị tài liệu, chứng cứ
Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS của đính kèm Nghị quyết 01/2017/ NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
- Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện và người bị kiện.
- Tài liệu khác có liên quan.
Trình tự, thủ tục giải quyết
Trình tự giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại diễn ra như sau:
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Bước 2: Tòa án xem xét đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Bước 3: Thông báo thụ lý sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai tạm ứng án phí
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Bước 4: Tiến hành thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng hoặc 04 tháng tùy vụ việc.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; Đưa vụ án ra xét xử.
- Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
- Bước 6: Xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 186 đến Điều 315 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>>Xem thêm: Làm gì khi tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luật sư tư vấn thủ giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
Luật sư từ Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn. Dưới đây là một số dịch vụ mà chúng tôi có thể cung cấp:
-
- Tư vấn các quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng;
- Tư vấn các quy định pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp tài sản chung;
- Đại diện khách hàng với tư cách người đại diện của khách hàng trong phiên tòa xét xử
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh về Tranh chấp tài sản sau ly hôn là quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua hotline 097 303 2038 để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!