Người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng thì nên làm gì? Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập thông qua Hợp đồng lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực hiện cắt giảm lao động nhằm giảm bớt chi phí nhân công, vậy khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân? Bài viết dưới đây Luật Nam Thanh sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
Như thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2, Điều 36, Bộ luật Lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1, Điều 41, Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46, Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1, Điều 41, Bộ luật Lao động 2019 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46, Bộ luật Lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. (Điều 41, Bộ luật Lao động 2019)
Thủ tục khởi kiện ra Tòa án do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tòa án có thẩm quyền thụ lý
Căn cứ theo Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án khởi kiện do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng là Tòa án nơi bị đơn cư trú, nơi bị đơn làm việc hoặc theo thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, nếu tài sản đang tranh chấp là bất động sản thì có thể khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản.
>>> Xem thêm: Cá nhân nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không? Trình tự, thủ tục như thế nào?
Hồ sơ cần chuẩn bị
Các loại giấy tờ cần nộp cho Tòa án để khởi kiện khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo căn cứ Điều 91 và Điều 198 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Hợp đồng lao động;
- Chứng từ chứng minh người sử dụng lao động đơn phương chấm hợp đồng lao động trái pháp luật: Văn bản, email, tin nhắn, thư điện tử,…
>>>Xem thêm: Đất nuôi trồng thủy sản có được thế chấp ngân hàng?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh về vấn đề đặt trụ sở doanh nghiệp tại nhà chung cư. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG qua hotline 097 303 2038 để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!