Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khi có sự thay đổi về nhân sự doanh nghiệp làm đơn xin giảm bảo hiểm xã hội gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
1. Đơn xin giảm bảo hiểm xã hội là gì?
Đơn xin giảm bảo hiểm xã hội được soạn thảo bởi doanh nghiệp có những thay đổi trong nhân sự dẫn tới sự thay đổi về mức đóng bảo hiểm xã hội. Đơn đề nghị được gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền để xét duyệt.
Căn cứ theo quyết định 959/QĐ – BHXH quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng như sau:
– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%
– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%
– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%
– Kinh phí công đoàn 2%- doanh nghiệp đóng tất.
Như vậy, doanh nghiệp phải đóng 22%, người lao động 10,5% mức đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp có những thay đổi về nhân sự, doanh nghiệp có quyền làm đơn xin giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể người lao động soạn thảo đơn xin giảm bảo hiểm xã hội trong những trường hợp sau:
– Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng.
– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
– Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động…
2. Mẫu đơn xin giảm bảo hiểm xã hội mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN GIẢM BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kính gửi: Cơ quan bảo hiểm xã hội quận A
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014
Căn cứ Luật việc làm 2013
Tôi tên là: ……Sinh năm:
Giấy chứng minh nhân dân số: cấp ngày …/…/… tại Công an…
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Số điện thoại liên hệ:
Là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần XYZ
Trụ sở công ty:
Giấy phép hoạt động kinh doanh số cấp ngày …/…/… tại Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Tôi xin trình bày Quý cơ quan một sự việc sau:
Năm ….., công ty tôi có đóng bảo hiểm xã hội cho toàn thể nhân viên trong công ty: cụ thể là có 30 nhân viên. Việc đóng bảo hiểm luôn diễn ra đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, đến nay, do tình hình sản xuất của công ty không được tốt lắm nên công ty đã thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 05/30 nhân viên quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với công ty tôi.
Căn cứ vào cơ sở pháp lý sau:
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Tôi kính đề nghị Qu Cơ quan cho tôi được báo giảm bảo hiểm xã hội đối với 05 nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty tôi theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định để không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của tôi.
Kèm theo đơn xin giảm bảo hiểm xã hội, tôi xin gửi tới Quý cơ quan các tài liệu sau:
– Hợp đồng lao động giữa Công ty và 05 nhân viên
– Quyết định thôi việc của giám đốc Công ty với 05 nhân viên
– Sổ bảo hiểm xã hội của 05 Công ty
Kính mong Quý cơ quan xem xét và xử lý nguyện vọng trên của tôi một cách nhanh chóng nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin giảm Bảo hiểm xã hội chi tiết nhất:
Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Giấy chứng minh nhân dân số: cấp ngày : Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Chỗ ở hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Số điện thoại liên hệ: Chú ý khai báo chính xác (số ĐTDT/số máy bàn)
Là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần : Ghi rõ tên Công ty theo giấy đăng ký kinh doanh, tên viết tắt/tên giao dịch Tiếng Anh (nếu có)
Trụ sở công ty: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy phép hoạt động kinh doanh số cấp ngày …/…/… tại Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.: Ghi chính xác theo thông tin trên giấy phép kinh doanh được cấp
Trình bày sự việc về sự thay đổi nhân sự công ty dẫn đến lý do làm đơn xin giảm Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý: Trích dẫn nguyên văn Điều 48 Bộ luật lao động 2019 hiện hành
Liệt kê danh sách tài liệu kèm theo
Lời cảm ơn
Người làm đơn: Ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục xin giảm bảo hiểm xã hội:
Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Điều 23, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH (Hồ sơ xin giảm BHXH) bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH,
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH
– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
– Bảng kê thông tin
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ báo giảm BHXH bằng hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH
Người sử dụng lao động có thể đến trực tiếp tại cơ quan BHXH đang quản lý công ty ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh để nộp bộ hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên.
Hiện nay, hình thức nộp hồ sơ trực tuyến được phổ biến hơn.
Nộp hồ sơ trực tuyến
Công ty thực hiện kê khai báo giảm BHXH trên phần mềm, sau đó dùng thiết bị chữ ký số (token) để nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ, yêu cầu giảm lao động của doanh nghiệp sẽ được giải quyết (Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Trách nhiệm khi chậm báo giảm lao động
Khi doanh nghiệp có phát sinh giảm lao động cần lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH ngay trong tháng . Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì được coi là báo giảm chậm.
Trường hợp doanh nghiệp lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Trường hợp nhân viên nghỉ thai sản/ nghỉ do ốm đau trên 14 ngày, công ty sẽ báo giảm cho nhân viên. Sau thời gian thai sản hoặc ốm đau, nhân viên đi làm trở lại thì công ty làm thủ tục báo tăng.
Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm cho nhân viên, nếu nhân viên nghỉ hẳn, công ty làm hò sơ, thủ tục chốt sổ BHXH cho nhân viên và nộp lên cơ quan BHXH quản lý cùng với sổ BHXH.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách quan trọng, mang
lại nhiều lợi ích cho người tham gia. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về
việc đăng ký giám hộ BHXH cho con, bao gồm các quyền lợi mà trẻ được hưởng và
hướng dẫn thực hiện chi tiết.
Rút bảo hiểm xã hội một lần là một trong những yêu cầu được nhà nước cho phép tiến hành nếu đối tượng yêu cầu đủ điều kiện. Theo quy định, thì cá nhân là người lao động có được lấy BHXH một lần khi đi xuất khẩu lao động không?
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi về việc đóng, việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết về các chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng những quy định pháp luật. Vậy nghỉ việc bao lâu thì người lao động được nhận sổ BHXH?
Thị trường lao động Việt Nam đang ngày càng trở nên linh hoạt và đa dạng, dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể. Dưới đây là quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài.
Trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp dùng các chiêu trò để chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của người sử dụng lao đọng. Vậy theo quy định hiện nay thì việc xử phạt với doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội được xây dựng cơ cấu rất chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hệ thống cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Pháp luật lao động luôn giành cho người sử dụng lao động cũng như là lao động nữ khi mang thai những ưu đãi đặc biết. Vậy việc không nghỉ dưỡng sức sau sinh, có được hưởng tiền hay không?
Hiện nay, người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội chỉ được đăng ký có 1 sổ bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục chuyển quá trình tham gia BHXH nhiều sổ về sổ gốc:
Pháp luật quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phép ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và người tham gia bảo hiểm y tế. Vậy hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT tự nguyện được quy định như thế nào?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…Vậy quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong BHXH được pháp luật quy định như thế nào?