Rút bảo hiểm xã hội một lần là một trong những yêu cầu được nhà nước cho phép tiến hành nếu đối tượng yêu cầu đủ điều kiện. Theo quy định, thì cá nhân là người lao động có được lấy BHXH một lần khi đi xuất khẩu lao động không?
1. Được lấy BHXH một lần khi đi xuất khẩu lao động không?
Ngày nay, cá nhân khi tham gia quá trình lao động thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian này. Bảo hiểm xã hội 1 lần là tồn tại được xem như chế độ an sinh do Nhà nước đề ra, mục đích chính để hỗ trợ cho những người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc và người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có yêu cầu và đủ điều kiện sẽ được rút bảo hiểm 1 lần. Nhà nước có những quy định rút bảo hiểm một lần tạo điều kiện tối đa cho người dân có thể sử dụng số tiền bảo hiểm của mình theo ý muốn, thay vì phải chờ đến tuổi nghỉ hưu để hưởng lương hưu hàng tháng. Nội dung liên quan đến đối tượng được lấy bảo hiểm xã hội một lần đã được quy định tại điểm khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp được hưởng BHXH một lần như sau:
– Nếu người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có thực hiện hồ sơ yêu cầu thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân cần phải đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà vẫn chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không có nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được xem xét hưởng chế độ này theo quy định;
+ Cần đảm bảo về thời gian nghỉ việc đó là: Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
+ Cá nhân trước đây đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng sắp tới ra nước ngoài để định cư;
+ Để hỗ trợ cho cá nhân đang cần gấp số tiền hỗ trợ cho chữa bệnh thì người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế được ưu tiên hưởng chế độ này trước.
– Dẫn chiếu đến quy định Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này thì những đối tượng sau nếu yêu cầu sẽ được hưởng chế độ 1 lần, đó là:
+ Người lao động được xác định là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động khi ký kết thỏa thuận thời gian làm việc là không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Có thể thời gian làm việc ít từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn nêu trên vẫn được hưởn chế độ này;
Những đối tượng đang là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ;
Bên cạnh đó, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi yêu cầu hưởng chế độ bảo hiểm cũng sẽ được chấp thuận;
Cần xét đến trường hợp là người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Cần phải kể đến, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Xét đến trường hợp hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Ngoài ra, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề cũng cần được nhắc đến;
+ Cuối cùng phải kể đến là hợp đồng cá nhân.
Với các nội dung đã trình bày việc đi xuất khẩu lao động nước ngoài được xác định là không phải định cư ở nước ngoài nên người lao động sẽ không thuộc diện được hưởng luôn BHXH một lần. Vì vậy, chế độ này sẽ được bảo lưu cho người lao động và cá nhân này hoàn toàn có thể rút BHXH một lần sau khi đi xuất khẩu lao động trở về; hoặc có thể làm giấy ủy quyền cho người khác để thay làm thủ tục nhận BHXH một lần sau 01 năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng BHXH trong suốt một năm nghỉ việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện?
2.1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật Bảo hiểm xã hội quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức nhất định. HIện nay, cơ sở để tính mức hưởng một lần sẽ thực hiện theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm người lao động đóng bảo hiểm sẽ được tính như sau:
– Người lao động được nhận 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– Đối với bảo hiểm được đóng từ năm 2014 trở đi thì sẽ nhận 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
2.2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật Bảo hiểm xã hội đã có quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
– Người lao động nếu đủ điều kiện nhận bảo hiểm thì mức1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 sẽ được chi trả;
– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được áp dụng nếu cá nhân này đã đóng bảo hiểm cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Xét đến trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm những giấy tờ gì?
Không chỉ cần đảm bảo các điều kiện đã được văn bản pháp luật hướng dẫn mà đối tượng yêu cầu cũng cần biết những nội dung về hồ sơ để được hưởng chế độ này. Hiện nay, theo quy định tại Điều 109 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật Bảo hiểm xã hội quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Cần có sổ bảo hiểm xã hội ghi nhận toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm;
– Soạn thảo 01 đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Mẫu đơn này phải được thực hiện theo mẫu sẵn;
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ là hộ chiếu do nước ngoài cấp hợp pháp và vẫn còn hiệu lực sử dụng trên thực tế;
+ Có thể chuẩn bị thêm thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Bên cạnh đó là giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
+ Để chứng minh được yêu cầu nhận luôn bảo hiểm 1 lần không cần đợi chờ thời gian nghỉ làm thì cần có bản trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này;
Văn bản pháp lý được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật Bảo hiểm xã hội;
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách quan trọng, mang
lại nhiều lợi ích cho người tham gia. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về
việc đăng ký giám hộ BHXH cho con, bao gồm các quyền lợi mà trẻ được hưởng và
hướng dẫn thực hiện chi tiết.
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi về việc đóng, việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết về các chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng những quy định pháp luật. Vậy nghỉ việc bao lâu thì người lao động được nhận sổ BHXH?
Thị trường lao động Việt Nam đang ngày càng trở nên linh hoạt và đa dạng, dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể. Dưới đây là quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài.
Trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp dùng các chiêu trò để chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của người sử dụng lao đọng. Vậy theo quy định hiện nay thì việc xử phạt với doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội được xây dựng cơ cấu rất chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hệ thống cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Pháp luật lao động luôn giành cho người sử dụng lao động cũng như là lao động nữ khi mang thai những ưu đãi đặc biết. Vậy việc không nghỉ dưỡng sức sau sinh, có được hưởng tiền hay không?
Hiện nay, người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội chỉ được đăng ký có 1 sổ bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục chuyển quá trình tham gia BHXH nhiều sổ về sổ gốc:
Pháp luật quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phép ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và người tham gia bảo hiểm y tế. Vậy hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT tự nguyện được quy định như thế nào?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…Vậy quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong BHXH được pháp luật quy định như thế nào?