Việc thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được thông báo với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố) bằng văn bản thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vậy Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?
1. Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là gì?
Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là văn bản được lập ra gửi để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố) để được thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Căn cứ vào những quy định tại Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 ta thấy được:
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Đồng thời, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là bản ghi nhận những thông tin về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thông tin về chủ sở hữu cũ và mới, nội dung thay đổi chủ sở hữu, những cam kết của doanh nghiệp. Ngoài ra, thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chính là căn cứ để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố) xác nhận việc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã thay đổi chủ sở hữu.
2. Mẫu thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên:
TÊN DOANH NGHIỆP
——–
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày…… tháng…… năm …
THÔNG BÁO
Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ….
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ..
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): .
Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như sau:
1. Thông tin chủ sở hữu cũ
a. Đối với chủ sở hữu là cá nhân
Họ và tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa): ….. Giới tính: ….
Sinh ngày:. /….. /…… Dân tộc: …….. Quốc tịch: ..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ..
Ngày cấp: ….. /……. /……. Nơi cấp:
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): ..
Số giấy chứng thực cá nhân: …..
Ngày cấp: … /……. /……. Ngày hết hạn: …../……. /……. Nơi cấp: ….
b. Đối với chủ sở hữu là tổ chức
Tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa): …
Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập: ..
Do: ……… cấp/phê duyệt ngày: ….. /….. / …
Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …
Xã/Phường/Thị trấn: ….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …
Tỉnh/Thành phố: …..
Quốc gia: …..
Điện thoại: ……. Fax: …..
Email: …… Website: …
2. Thông tin chủ sở hữu mới
a. Đối với chủ sở hữu là cá nhân
– Thông tin về cá nhân:
Họ và tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa): ……. Giới tính: ….
Sinh ngày: …. /……. /….. Dân tộc: ….. Quốc tịch: …..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ..
Ngày cấp: ….. /……. /……. Nơi cấp: …
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): …..
Số giấy chứng thực cá nhân: …
Ngày cấp: …… /……. /……….. Ngày hết hạn: …. /……. /……. Nơi cấp: …..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …
Xã/Phường/Thị trấn: …
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …..
Tỉnh/Thành phố: …..
Quốc gia: .
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …
Xã/Phường/Thị trấn: ..
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……
Tỉnh/Thành phố: …..
Quốc gia: ……
Điện thoại: ……. Fax: …….
Email: …… Website: …..
– Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chỉ kê khai nếu chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài):
Mã số dự án: ……..
Do: …. cấp/phê duyệt ngày ……. /……. /….
b. Đối với chủ sở hữu là tổ chức
– Thông tin về tổ chức:
Tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa): ………….
Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập: ….
Do: … cấp/phê duyệt ngày: …… /….. / …
Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, ngách, hẻm, đường phố/xóm/ấp/thôn: ….
Xã/Phường/Thị trấn: …..
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …
Tỉnh/Thành phố: ….
Quốc gia: ……..
Điện thoại: ..Fax: ..
Email: …….. Website: ……..
Mô hình tổ chức công ty (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hội đồng thành viên
Chủ tịch công ty
– Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chỉ kê khai nếu chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài):
Mã số dự án: ……
Do: …….. cấp/phê duyệt ngày …. /……. /…
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
CHỦ SỞ HỮU MỚI/NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ SỞ HỮU MỚI
(Ký, ghi họ tên)
CHỦ SỞ HỮU CŨ/NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ SỞ HỮU CŨ
(Ký, ghi họ tên)
Các giấy tờ gửi kèm:
3. Hướng dẫn viết thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên:
Phần kính gửi của thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì người lập thông báo phải ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố).
Phần nội dung của thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên yêu cầu người soạn thảo phải cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thông tin về chủ sở hữu cũ và mới, nội dung thay đổi chủ sở hữu, những cam kết của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Cuối thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu mới và chủ sở hữu cũ thì ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Một số quy định của về chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
4.1. Quyền của chủ sở hữu công ty:
Theo quy định tại Điều 76, Luật Doanh nghiệp 2020: quy định:
“1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:
a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
d) Quyết định dự án đầu tư phát triển;
đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
o) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều này; quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.”
Như vậy có thể thấy, quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một trong những người vô cùng quan trọng trong công ty. Chủ sở hữu sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển của công ty hay thông qua những báo cáo liên quan đến hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ của công ty.
4.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được quy định tại Điều 77, Luật Doanh nghiệp 2020
“1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
7. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Ngoài những quyền mà chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thì chủ sở hữu phải có những nghĩa vụ ngược lại đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Điều quan trọng mà chủ sở hữu phải tuân thủ những quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và cũng giống như quyền thì nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ của công ty.
Trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp việc lấy ý kiến của thành viên công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức như biểu quyết, lấy ý kiến bằng văn bản. Vậy lấy ý kiến thành viên bằng văn bản trong công ty TNHH được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, và Viện kiểm sát sẽ có thông báo về việc tiếp nhận kiểm sát hoãn chấp hành án phạt tù. Vậy mẫu thông báo việc tiếp nhận kiểm sát hoãn chấp hành án phạt tù bao gồm những nội dung gì?
Mẫu thông báo lịch nghỉ Lễ 30/4 Giỗ Tổ Hùng Vương 1/5/2023 được sử dụng để doanh nghiệp thông báo lịch nghỉ lễ cho nhân viên, khách hàng hoặc nhà trường để thông báo cho học sinh, sinh viên rất quan trọng và cần thiết. Cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé
Thông báo là hoạt động diễn ra liên tục trong thực tiễn đời sống của cá nhân. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, duy trì các hoạt động sống của xã hội. Dưới đây là bài phân tích, làm rõ về thông báo tiếng Anh là gì? Mẫu thông báo bằng tiếng Anh.
Mẫu thông báo chương trình tất niên (Year End Party) mới nhất? Mục đích, ý nghĩa của buổi tất niên? Hướng dẫn cách viết mẫu thông báo tiệc tất niên (Year End Party)? Những lưu ý cho doanh nghiệp để tạo nên buổi tất niên ý nghĩa?
Thi công xây dựng là nội dung quan trọng trong Hợp đồng xây dựng. Trường hợp phải dừng thi công thì phải có quyết định tạm dừng thi công và thực hiện thông báo về việc tạm dừng thi công. Dưới đây là mẫu quyết định tạm dừng thi công, Thông báo tạm dừng thi công.
Lao động là hoạt động nền tảng tạo nên của cải vật chất của con người. Trong mối quan hệ này, có rất nhiều vấn đề thuộc sự điều chỉnh hoạt động của bên sử dụng lao động với người lao động. Một trong số đó là việc thông báo người lao động đi làm trở lại sau dịp nghỉ lễ, tết.
Công ty, doanh nghiệp bất kỳ muốn hoạt động và vận hành tốt cần phải có những nội quy, quy chế nhất định. Ban lãnh đạo phải quản lý nhân công bằng việc đưa ra những thông báo về quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình trong từng giai đoạn nhất định thông qua mẫu thông báo nội bộ công ty.
Đối với tài sản thuộc sự quản lý của doanh nghiệp khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc doanh nghiệp đó muốn chuyển nhượng hay bán lại, hay doanh nghiệp bị giải thể, phá sản thì sẽ cần phải thực hiện thanh lý tài sản cố định. Vậy, mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản được soạn thảo như thế nào?
Hiện nay, việc các bên thực hiện thi công xây dựng thường sẽ được dựa theo hợp đồng xây dựng. Việc chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng được biết đến là một trong số những vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy, mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng có nội dung cụ thể như thế nào?