Trong thời gian gần đây, xu hướng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên trong những trường hợp nhà đầu tư muốn rút vốn thì sẽ phải tiến hành những thủ tục gì? Biên bản rút vốn đầu tư là gì?
1. Biên bản rút vốn đầu tư là gì?
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay. Biên bản rút vốn đầu tư là văn bản được lập ra trong cuộc họp về việc thành viên một hoặc một số thành viên của Công ty có nhu cầu rút vốn khỏi dự án kinh doanh. Biên bản được lập trước sự chứng kiến và xác nhận của tất cả những thành viên tham gia.
Biên bản rút vốn đầu tư được soạn thảo trong trường hợp thành viên góp vốn của Công ty có nhu cầu rút vốn. đề nghị rút vốn sẽ được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng thành viên để xin ý kiến quyết định có thông qua hay không.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể các trường hợp được rút vốn đầu tư ( Rút vốn tại Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật doanh nghiệp 2020 nghĩa vụ của thành viên quy định:
“Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại Điều 52,53, 54, 68 của Luật này.”
Như vậy, cá nhân góp vốn có thể rút vốn ra khỏi công ty dưới các hình thức như sau:
– Yêu cầu công ty mua lại vốn góp
– Chuyển nhượng vốn góp
– Rút vốn trong một số trường hợp đặc biệt, quy định tại Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014.
– Được công ty hoàn trả vốn theo điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014.
2. Mẫu biên bản rút vốn đầu tư mới nhất:
CÔNG TY …….
Số : …/….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày ….. tháng ….. năm
BIÊN BẢN RÚT VỐN ĐẦU TƯ
Hôm nay , vào hồi …. giờ … ngày …. tháng …. năm …. tại Công ty …
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …
Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư …….. cấp ngày ……
Địa chỉ trụ sở chính ……
Nội dung biên bản
Hội đồng thành viên tiến hành họp về việc Đồng ý cho thành viên rút vốn ………
Tổng số thành viên trong Công ty là … thành viên
Số thành viên được thông báo tham gia cuộc họp là … thành viên
Số thành viên dự họp là … thành viên , chiếm … % số vốn có quyền biểu quyết
Căn cứ số thành viên dự họp và điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ Công ty, cuộc họp đã diễn ra gồm các thành viên dưới đây:
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu …. Số vốn có quyền biểu quyết.
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu …. Số vốn có quyền biểu quyết.
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu …. Số vốn có quyền biểu quyết.
Cuộc họp tiến hành dưới sự chủ toạ của : …Chức vụ….
Thư ký: …Chức vụ:…
Sau khi nghe tất cả các ý kiến thảo luận đã được đưa ra tại cuộc họp, đồng chí Chủ toạ cuộc họp đã tóm tắt lại các ý kiến và thông qua biểu quyết vấn đề sau:
Đồng ý cho Ông / bà
Giới tính….Quốc tịch: …
Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số:…… ngày cấp…Nơi cấp …
Hộ khẩu thường trú: …
Rút vốn góp là …chiếm ….. % số vốn
Biểu quyết
Số phiếu tán thành:…% số phiếu
Số phiếu không tán thành:…% số phiếu
Cuộc họp kết thúc lúc … giờ cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.
CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản rút vốn đầu tư chi tiết nhất:
Phần mở đầu biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản:
Hôm nay , vào hồi …. giờ … ngày …. tháng …. năm …. tại Công ty : Ghi tên Công ty theo GPKD
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …
Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư …cấp ngày …
Địa chỉ trụ sở chính : Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Phần nội dung biên bản
Hội đồng thành viên tiến hành họp về việc Đồng ý cho thành viên rút vốn …( Ghi tên loại vốn thành viên rút)
Ghi số lượng thành viên gồm:
– Thành viên trong Công ty
– Số thành viên được thông báo tham gia cuộc họp
– Số thành viên dự họp
% số vốn có quyền biểu quyết
Căn cứ số thành viên dự họp và điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ Công ty, cuộc họp đã diễn ra gồm các thành viên dưới đây:
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu ………. Số vốn có quyền biểu quyết.
( Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa và số vốn biểu quyết)
Phần thông tin của người rút vốn góp:
Sau khi nghe tất cả các ý kiến thảo luận đã được đưa ra tại cuộc họp, đồng chí Chủ toạ cuộc họp đã tóm tắt lại các ý kiến và thông qua biểu quyết vấn đề sau:
Đồng ý cho Ông / bà: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Giới tính: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ
Quốc tịch:
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên CMND
Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Rút vốn góp là …. chiếm …. % số vốn: Ghi rõ số vốn rút
Kết quả biểu quyết
Các thành viên trong công ty ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục rút vốn của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
4.1. Thủ tục rút vốn dưới hình thức yêu cầu công ty mua lại vốn góp:
Thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
– Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên
– Tổ chức lại công ty
– Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.
Trường hợp thành viên góp vốn có yêu cầu Công ty mua lại vốn góp, nếu hai bên không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.”
4.2 Thủ tục rút vốn dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn góp:
Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo các hình thức dưới đây:
– Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán
– Chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. (với điều kiện chào bán như đối với các thành viên còn lại trong Công ty)
Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
5. Quy định về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt:
– Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
– Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
– Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
Trên đây là thông tin về mẫu biên bản rút vốn đầu tư được cung cấp bởi Luật Dương Gia. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2020.
Vốn đầu tư là việc sử dụng tiền để mua và bảo trì tài sản dài hạn với mục tiêu tạo ra thu nhập trong tương lai. Vậy vốn đầu tư tiếng Anh là gì?
Ở Việt Nam hiện nay đang tiến hành Công nghiệp hóa hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp ở trên thế giới. Với định hướng khuyến kích đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam để huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vậy vốn FDI là gì? Quy định của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại như thế nào?
Khi nền kinh tế của các quốc gia trở nên toàn cầu hơn, thông tin và tiền bạc có thể được trao tay dễ dàng hơn, mức độ phổ biến và mức độ đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua. Cùng tìm hiểu vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Điều kiện kinh doanh bảo hiểm? Thủ tục thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài?
Một số lưu ý về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân? Quy định của pháp luật về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân?
Quy định về mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài? Quy định về chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài?
Bên cạnh những nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài hay vốn của các doanh nghiệp trong nước, chúng ta vẫn thường hay nghe nhắc đến nguồn vốn đầu tư công. Với nguồn vốn đầu tư công do Nhà nước chi ra đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề đời sống xã hội.
Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Đầu tư công luôn là con dao hai lưỡi đối với một quốc gia. Nếu như sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công này thì sẽ có lợi ích phát triển mạnh mẽ nền kinh tế , ngược lại, nó cũng có thể trở thành một gánh nặng cho chính quốc gia đó, gây thất thoát, lãng phí.
Tùy vào mức độ kinh tế của từng khu vực để đánh giá về các điều kiện, chất lượng cơ sở nhưng đều phải đáp ứng về các điều kiện vật chất, chương trình dạy học và đội ngủ giảng viên. Nhà nước còn cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, vậy điều này được quy định như thế nào?