TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
Hiện nay, các quan hệ về hợp đồng luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng như: Hình thức, chủ thể, thời hạn và đặc biệt là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một vẫn đề khi tham gia vào hợp đồng các bên phải hết sức lưu ý. Chính vì vậy, bài viết sau đây chúng tôi sẽ mang đến cho quý bạn đọc nhiều kiến thức pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Bên bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu Bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khi có đầy đủ các điều kiện luật định. Bao gồm 03 điều kiện sau đây:
Một, có hành vi vi phạm nghĩa vụ
Căn cứ đầu tiên, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đó chính là có hành vi vi phạm nghĩa vụ của Bên có nghĩa vụ, cụ thể:
- Vi phạm nghĩa vụ, đó có thể là việc Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Ví dụ 1: A đặt mua của B một bộ bàn ghế gỗ, thỏa thuận trong vòng 15 ngày phải giao hàng, tuy nhiên phải đến 30 ngày sau, B mới giao hàng cho A. Như vậy, B đã vi phạm nghĩa vụ của mình, là giao hàng không đúng thời hạn.
- Vi phạm nghĩa vụ, đó cũng có thể là việc Bên có nghĩa vụ thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Ví dụ 2: A vay của B 100 triệu đồng, thỏa thuận trong vòng 15 ngày trả đủ, nhưng khi đến hạn, A chỉ trả được 50 triệu. Như vậy, A đã vi phạm nghĩa vụ của mình, là thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
- Vi phạm nghĩa vụ, đó còn có thể là việc Bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ. Ví dụ 3: A đặt mua của B một bộ bàn ghế gỗ lim, nhưng khi giao hàng, B lại giao bộ bàn ghế bằng gỗ sồi. Như vậy, B đã vi phạm nghĩa vụ của mình, là giao hàng không đúng thỏa thuận.
Trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
Lưu ý, chỉ cần vi phạm một trong các nghĩa vụ trên đây, thì đã được xem là vi phạm nghĩa vụ, tuy nhiên cũng có trường hợp vi phạm nhiều nghĩa vụ cùng lúc.
Hai, có thiệt hại xẩy ra trên thực tế: Chỉ vi phạm nghĩa vụ thôi chưa đủ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mà chỉ khi nào hành vi vi phạm nghĩa vụ đã làm phát sinh thiệt hại, thì Bên bị vi phạm nghĩa vụ mới có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Nghĩa rằng, nếu có vi phạm nghĩa vụ, nhưng không làm phát sinh thiệt hại gì cả, thì cũng không phải bồi thường.
Ví dụ 4: A nhận xây cho B một căn nhà, thỏa thuận trong vòng 2 tháng xây xong. Nhưng thực tế xây 3 tháng mới xong. Ở đây, việc A xây xong trễ hạn, là đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Nhưng nếu B không bị thiệt hại gì, không chứng minh có thiệt hại phát sinh, thì cũng không thể đòi A bồi thường. Trường hợp B chứng minh được, ví dụ, vì chậm có Nhà ở, nên B phải đi thuê khách sạn ở trong 01 tháng đó, thì chi phí thuê khách sạn này, B có quyền yêu cầu A bồi thường.
Ba, thiệt hại xảy ra có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm nghĩa vụ: Có nghĩa rằng, chỉ những thiệt hại nào phát sinh, mà do nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm nghĩa vụ, thì Bên bị vi phạm mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Còn những thiệt hại dù có liên quan, nhưng không trực tiếp, thì không thể buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ 5: A nhận xây cho B một căn nhà, thỏa thuận trong vòng 2 tháng xây xong. Nhưng thực tế xây 3 tháng mới xong. Ở đây, việc A xây xong trễ hạn, là đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Giả dụ, khi nhà mới xây được 02 tháng, chưa xong. Nhưng B đã đem một số máy móc đến để nơi nhà chưa xây xong này, thì nếu bị mất cắp, B cũng không được đòi A bồi thường, vì việc B bị mất trộm đồ, không phải nguyên nhân trực tiếp từ việc A xây nhà chưa xong. Vì rằng, B có thể đem gửi giữ 01 nơi khác, chi phí gửi giữ B có thể yêu cầu A bồi thường. Vì đây đúng là thiệt hại trực tiếp.
CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh, khi có những căn cứ nhất định. Tuy nhiên, có những trường hợp dù có đầy đủ căn cứ nêu trên, nhưng Bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm, tức là không phải bồi thường thiệt hại, dù có hành vi vi phạm và có thiệt hại xẩy ra. Bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp sau:
1. Do sự kiện bất khả kháng
Tức là hành vi vi phạm nghĩa vụ, bởi do ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng, là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, các Bên không thể dự liệu trước.
Ví dụ 6: A mượn của B một chiếc xe tải, hẹn đúng 20 ngày sau, A sẽ lái xe sang Bên nhà B trả. Tuy nhiên, đến ngày thứ 18, thì Cây cầu bắc qua sông bị sập, A không có con đường nào khác để lái xe sang bên nhà B. Sự cố sập cầu sau 60 ngày mới khắc phục xong. Trường hợp này, sự chậm trễ của A là do bất khả kháng, không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Do thực hiện yêu cầu của Cơ quan Nhà nước
Đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ của một Bên, nhưng hành vi vi phạm này, do thực hiện yêu cầu của Cơ quan nhà nước.
Ví dụ 7: Vào ngày 20/1/2020, A đặt tiệc cưới của mình tại Nhà hàng B sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2020. Tuy nhiên, thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch Covid, nên các Nhà hàng phải đóng cửa theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước. Do đó, hành vi vi phạm nghĩa vụ của Nhà hàng B, không tổ chức tiệc cưới cho A, là do yêu cầu của Cơ quan Nhà nước, nên không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của Bên có quyền
Đây là trường hợp vi phạm nghĩa vụ, nhưng sự vi phạm nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của Bên có quyền, nên không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ 8: A đặt mua của B 10 con Bò, hẹn đúng 10 ngày giao, nhưng 10 ngày sau, do chuồng Bò chưa làm xong, nên A nhờ B giữ hộ thêm 10 ngày, trường hợp này, việc B giao chậm hoàn toàn do lỗi của A, nên A không được quyền đòi B bồi thường.
Lưu ý, chỉ khi nào hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của Bên có quyền, thì mới không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Do đó, nếu Bên có quyền chỉ có một phần lỗi, mà không phải hoàn toàn, thì Bên vi phạm vẫn phải bồi thường tương ứng mức độ lỗi của mình.
Ngoài ra, khi bàn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chúng ta cũng cần lưu ý đến nghĩa vụ hạn chế, ngăn chặn thiệt hại của Bên có quyền. Tức là, mặc dù bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại, nhưng nếu thiệt hại này có thể ngăn chặn hoặc hạn chế được. Thì Bên có quyền cần ngăn chặn, hạn chế nó. Nếu không, Bên vi phạm họ chỉ bồi thường cho phần họ gây ra, và sẽ không bồi thường phần thiệt hại, mà lẽ ra có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được.
Cơ sở của việc đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, phải có đầy đủ 03 yếu tố:
– Có hành vi vi phạm nghĩa vụ
– Có thiệt hại xảy ra
– Thiệt hại xảy ra do nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Do đó, dù có hành vi vi phạm nghĩa vụ, nhưng không làm phát sinh thiệt hại hoặc thiệt hại không phải do nguyên nhân trực tiếp bởi sự vi phạm nghĩa vụ gây ra, thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn
Liên hệ trực tuyến
Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, hình thức tư vấn trực tuyến qua hotline giúp tiết kiệm tối đa chi phí, khách hàng vừa có thể nhận được những tư vấn cụ thể, chi tiết vừa không cần phải trực tiếp đến văn phòng công ty. Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 097 303 2038. Ngoài ra, Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
Liên hệ trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Luật sư tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: namthanhlawfirm1999@gmail.com