Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong tố tụng hành chính
Trong quá trình tố tụng hành chính, để đảm bảo công lý và tính chính xác của quyết định, các tình tiết và sự kiện cần được chứng minh bằng bằng chứng hợp pháp và có giá trị pháp lý. Vậy có phải bất cứ tình tiết, sự kiện nào các đương sự cũng phải có nghĩa vụ chứng minh? Bài viết sau đây Luật Nam Thanh chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề này.
Tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 79 Luật Tố tụng hành chính 2015 bao gồm:
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Thẩm phán có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.
Theo đó, một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh.
>>>>Xem thêm: Có được đặt trụ sở doanh nghiệp tại căn hộ chung cư không?
Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Theo Điều 78 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính như sau:
- Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
- Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc có hành vi hành chính.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Xác định chứng cứ trong tố tụng hành chính
Xác định chứng cứ được quy định tại Điều 82 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
- Tài liệu đọc được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó.
- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản (2) hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật được xác định là chứng cứ.
>>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn
Liên hệ trực tuyến
Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, hình thức tư vấn trực tuyến qua hotline giúp tiết kiệm tối đa chi phí, khách hàng vừa có thể nhận được những tư vấn cụ thể, chi tiết vừa không cần phải trực tiếp đến văn phòng công ty. Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 097 303 2038. Ngoài ra, Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
- Email: namthanhlawfirm1999@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Nam Thanh
- Website: namthanhlawfirm.com
Liên hệ trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn về Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong tố tụng hành chính. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Luật sư tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.