Khi nào thì pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự
Trường hợp vi phạm pháp luật thì pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn. Vậy như thế nào là trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại? Pháp nhân thương mại là gì? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc nhiều kiến thức pháp lý liên quan đến vấn đề này.
Pháp nhân thương mại là gì?
Theo Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không phải trong tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp nhân thương mại.
Tuy nhiên, nếu một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân thương mại giao và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đã ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại
Khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu. Có thể nói, đây là một dạng hành vi “vượt quá của người thực hành” trong vụ án mà pháp nhân thương mại phạm tội.
Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên X giao cho Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B vận chuyển một số thiết bị y tế là hàng cấm mà Công ty mua được của một Công ty Y. Trong quá trình nhận và vận chuyển số hàng cấm trên, A và B đã bàn với nhau “nhân tiện” vận chuyển một số thuốc lá ngoại để tiêu thụ. Trên đường vận chuyển thì bị Công an bắt giữ. Khi bị bắt, để trốn tránh trách nhiệm A và B khai tất cả hàng trên xe là của Công ty X. Sau khi điều tra, xác minh thì số thuốc lá ngoại mà A và B vận chuyển không phải của Công ty X, mà của cá nhân A và B. Do đó, Cơ quan điều tra chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Công ty X về hành vi vận chuyển hàng cấm là các thiệt bị y tế.
>>>>Xem thêm: Thủ tục nhờ người bào chữa trong vụ án hình sự
Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại
Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty.
Sự chỉ đạo, điều hành này cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
Ví dụ: Một số Công nhân của Công ty A có nhiệm vụ kiểm tra các van xả nước thải theo quy trình xả thải đã được thiết kế và được cơ quan chức năng chấp nhận. Tuy nhiên, khi kiểm tra các van xả thải thấy có nhiều van đã hỏng, một số đường ống đã vỡ làm cho nước thải chảy ra sông. Các công nhân này đã gọi điện về báo cáo Giám đốc tình hình xả thải như trên và đề nghị tiếp tục cho xả thải ra môi trường. Khi được báo cáo, Giám đốc công ty đã đồng ý với biện pháp của các công nhân, mà không có biện pháp khắc phục trong một thời gian dài gây ô nhiễm nguồn nước làm cho các sinh vật sống ở sồng chết hàng loạt.
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Dù là người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội thì bao giờ BLHS sự cũng quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS năm 2015 tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc xác định thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 9 BLHS năm 2015. Điều luật này đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015.
Theo đó, tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của BLHS năm 2015 (là các tội phạm mà pháp nhân thương mại thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Cũng như đối với người phạm tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015), pháp nhân thương mại lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với người phạm tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
>>>>Xem thêm: Hết thời hiệu kháng cáo thì phải làm sao
Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn
Liên hệ trực tuyến
Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, hình thức tư vấn trực tuyến qua hotline giúp tiết kiệm tối đa chi phí, khách hàng vừa có thể nhận được những tư vấn cụ thể, chi tiết vừa không cần phải trực tiếp đến văn phòng công ty. Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 097 303 2038. Ngoài ra, Công ty Luật TNHH MTV Nam Thanh còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
- Email: namthanhlawfirm1999@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Nam Thanh
- Website: namthanhlawfirm.com
Liên hệ trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở: 19 Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: 678 (Tầng 1) Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 10, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là một số tư vấn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Luật sư tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 303 2038 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!
Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.